Phụ Nữ Sức Khỏe

Thai nhi sẽ phản ứng như thế nào khi mẹ bầu thích ăn cay?

Những phụ nữ có sở thích ăn cay đều thắc mắc liệu bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi? Bài viết sẽ giúp bạn sáng tỏ thắc mắc về thói quen ăn nhiều thực phẩm cay khi mang thai.

Bà bầu ăn cay có sao không?

Những phụ nữ có sở thích ăn cay khi bước vào thai kỳ đều thắc mắc liệu thói quen ăn uống này có ảnh hưởng đến bé. Nhiều người cho răng ăn thức ăn cay trong giai đoạn bầu bí có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây chuyển dạ sớm hoặc có nguy cơ gây dị tật thai nhi. 

Bà bầu có nên ăn cay không là thắc mắc của không ít các chị em - Ảnh minh họa: Internet

Trên thực thế, thực phẩm cay hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều thực phẩm cay quá mức trong khi bầu bí có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, dư axit, ợ nóng cùng một số bất lợi khác. 

Bà bầu ăn cay trong tam cá nguyệt đầu tiên

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với cơ thể mẹ bầu và thai nhi vì tỉ lệ dọa sảy cao. Nhiều chị em gần như từ bỏ thói quen ăn cay để đảm bảo an toàn. 

Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc ăn cay trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, bà bầu vẫn có thể ăn các món cay theo sở thích của bản thân nhưng không nên lạm dụng quá mức. 

Bà bầu ăn cay trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Bà bầu vẫn có thể tiếp tục ăn cay trong những giai đoạn sau của thai kỳ. Thuy nhiên, tiêu thụ thực phẩm cay trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba quá nhiều sẽ làm tăng khả năng bị ợ nóng và trào ngược axit.

Bà bầu vẫn có thể ăn cay theo sở thích trong 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đang phát triển nhanh dẫn đến nguy cơ trào ngược axit dạ dày nếu bà bầu ăn cay quá nhiều. 

Bà bầu ăn cay bao nhiêu là phù hợp?

Sẽ an toàn cho mẹ và bé khi bà bầu ăn các thực phẩm cay ở mức hạn chế. Lưu ý nên tránh ăn thức ăn cay tại các hàng quán bên ngoài. Cách tốt nhất bạn nên mua gia vị và tự chế biến các món ăn cay tại nhà.

Ăn quá nhiều thức ăn cay có thể ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa bà bầu gây ra những rủi cho cho hệ tiêu hóa như:

Bà bầu không nên ăn cay quá mức để tránh gia tăng các triệu chứng bất lợi cho hệ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Ốm nghén nặng hơn: Hiện tượng ốm nghén thường phổ biến ở giai đoạn đầu của thai kỳ do thay đổi nồng độ hormone. Bà bầu ăn cay có thể khiến cơn ốm nghén diễn ra mạnh mẽ hơn.

Gia tăng hiện tượng ợ nóng: Các thức ăn cay có thế làm gia tăng chứng trào ngược axit và làm nặng thêm chứng ợ nóng, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Bà bầu ăn cay có thể kết hợp uống một ly sữa để giảm thiểu chứng ợ nóng. Mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng sau khi ăn thực phẩm cay.

Những lưu ý giúp bà bầu ăn cay đúng cách

Để thói quen ăn cay không ăn hưởng đến thai nhi và sức khỏe thai kỳ, bà bà bầu nên sử dụng các gia vị cay một cách thích hợp. Khi sử dụng các hương liệu cay ngoài tiêu, ớt, bà bầu nên kiếm tra bao bì và hạn sử dụng cẩn thận. 

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn một số gia vị cay phù hợp như:

Mù tạt: Hương vị cay nồng của mù tạt hay các loại wasabi có thể kích thích vị giác bà bầu và vẫn đảm bảo an toàn khi ăn uống trong thai kỳ. 

Bà bầu cần biết cách lựa chọn và ăn thức ăn cay một cách khoa học - Ảnh minh họa: Internet

Sốt cà ri: Là dạng hỗn hợp của hành tây, tỏi, ớt và tất cả các loại gia vị phổ biến. Nước sốt cà ri được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm Ấn Độ và an toàn cho các bà bầu sử dụng. 

Kim chi: Các món kim chi cay, dưa chua cay có thể thỏa mãn cơn thèm thực phẩm cay của bà bầu. 

Hạt tiêu: Hương vị cay nồng của hạt tiêu trong các món súp, cháo có thể giúp bà bầu giải cảm. Đặc tính chống khuẩn của hạt tiêu cũng giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ. 

Ớt: Ngoài tiêu, ớt cũng là một trong những loại gia vị cay phổ biến. Bà bầu có thể thêm ớt vào các món ăn cần vị cay hoặc chén nước mắm ớt chấm rau củ quen thuộc. 

Minh Cát (Theo Parenting)

Tin liên quan

 Làm được những điều này, bố sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh

Công việc chăm sóc bà đẻ sau sinh không quá khó khăn, chỉ cần bố dành thời gian và làm...

Những việc bà bầu cần tuyệt đối kiêng trong 3 tháng đầu, tránh gây hại cho thai nhi

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với cơ thể bà bầu...

Những bước chuẩn bị để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt trước khi mang thai sẽ giúp bạn có tâm lý vững vàng, tự tin...

Bà đẻ ăn cháo hàu có được không?

Hàu là loại hải sản giàu dưỡng chất, nhưng không ít người vẫn lo lắng rằng bà đẻ ăn cháo...

Bà bầu ăn xúc xích trong thai kỳ có được không?

Xúc xích là một trong những sản phẩm thức ăn nhanh phổ biến hiện nay. Vậy bà bầu ăn xúc...

Những loại trái cây ít đường cực kỳ tốt cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, bà bầu rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, bà bầu nên ăn...

Tác dụng thần kỳ của vitamin C với mẹ bầu

Vitamin C là axit ascorbic, một sinh tố tăng cường miễn dịch tốt nhất có những tác dụng thần kỳ...

Tin mới nhất

Chồng ngoại tình, vợ dậy từ sớm chuẩn bị bữa sáng rồi kéo vali rời khỏi nhà nhưng lại khiến...

1 giờ trước

Đồng ý nhận 1 tỷ của mẹ bạn trai để chia tay người yêu, ai ngờ ngay hôm sau cô...

1 giờ trước

Bạn gái cầm theo 500 triệu bỏ trốn biệt tích, 3 năm sau gặp lại mới hiểu lý do khiến...

1 giờ trước

Thấy bạn trai phóng xe sang làm nước bẩn té khắp người bán hàng bên vỉa hè, cô gái đã...

5 giờ trước

Chồng đưa bồ về giả làm giúp việc cho tiện ngoại tình nào ngờ vợ phát hiện rồi dựng lên...

5 giờ trước

Chê vợ ở nhà ăn bám nhưng 2 tháng đi làm xa về thì choáng váng khi thấy em vừa...

5 giờ trước

Cô dâu ngã sấp mặt trước đông đảo khách khứa, nhưng phản ứng của chú rể mới khiến mọi người...

5 giờ trước

Bất ngờ bị cô gái lạ tát tới tấp trên phố, tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì bàng hoàng...

5 giờ trước

Sau ngày chồng mất, thủ tiết 10 năm chăm sóc bố mẹ chồng, nào ngờ ông bà tặng ‘món quà...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình