Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu bị táo bón và những điều cần biết

Đa số các bà bầu đều gặp phải chứng táo bón trong cả ba tam cá nguyệt. Bà bầu cần tìm hiểu những thông tin cơ bản để biết cách đối phó với tình trạng này trong suốt thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân bà bầu bị táo bón

Táo bón là tình trạng bà bầu đại tiện ít hơn ba lần mỗi tuần. Bà bầu bị táo bón thường đi ngoài phân cứng, phân khó đẩy ra ngoài, phải dùng lực mạnh tác động. Phụ nữ có tiền sử táo bón sẽ thấy triệu chứng này trở nên nặng nề trong thời kỳ mang thai. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón thai kỳ:

Hormone thai kỳ gia tăng

Hormone thai kỳ gia tăng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón -Ảnh minh họa: Internet

Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu sẽ sản sinh ra nhiều hormone Progesterone. Hormone này có tác dụng thư giãn cơ bắp và làm chậm thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột.

Nhờ đó, cơ thể bà bầu sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc tiêu thụ chất dinh dưỡng, thai nhi cũng có thêm thời gian để hấp thụ dưỡng chất. Tuy nhiên, lượng hormone gia tăng khiến phân khó di chuyển sẽ gây ra tình trạng táo bón. 

Thay đổi chế độ ăn 

Nhiều phụ nữ thay đổi chế độ ăn khi mang bầu theo xu hướng ăn nhiều thịt, uống nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, bơ sữa. Những thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao dẫn đến nguy cơ khó tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón cho bà bầu. 

Ít vận động, giảm căng thẳng

Bà bầu không tập thể dục, ít vận động hoặc căng thẳng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể gây ra tình trạng táo bón.

Sự phát triển của thai nhi 

Kích thước của em bé càng lớn sẽ tạo áp lực lên vùng chậu của mẹ. Ruột và trực tràng bị nén lại, quá trình tiêu hóa hạn chế, chất thải khó đi qua đường ruột để ra ngoài dẫn đến táo bón. 

Sử dụng thuốc trong thai kỳ

Các loại thuốc dùng trong thai kỳ có thể làm tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt những loại thuốc điều trị buồn nôn, thuốc kháng axit cho chứng ợ nóng, thuốc giảm đau, vitamin tổng hợp, viên sắt và canxi.

Bà bầu bị táo bón có sao không?

Bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi bị táo bón. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn không gây hại cho em bé. Táo bón chỉ diễn ra và tác động trực tiếp lên hệ thống đường ruột của người mẹ.

Bà bầu bị táo bón không làm ảnh hưởng đến thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Táo bón trong thời gian dài có thể dẫn đến trĩ khi tĩnh mạch trong trực tràng trở nên sưng, ngứa. Chứng táo bón không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sàn chậu và quá trình sinh nở ở bà bầu. 

Phương pháp chữa táo bón tự nhiên cho bà bầu

Đi vệ sinh

Bà bầu nên đi đại tiện vào một khung giờ cố định, ngay khi có cảm giác buồn đi vệ sinh. Thời điểm thích hợp cho bà bầu đi đại tiện là vào sáng sớm hoặc 30 phút sau bữa ăn. Bà bầu lưu ý không không rặn quá mạnh kẻo ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Tập thể dục

Đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga... sẽ giảm bớt táo bón và kích thích tuần hoàn, bài tiết của cơ thể. Hãy cố gắng năng động hơn và tập thể dục mỗi ngày.

Nạp chất lỏng

Bà bầu cần tăng lượng nước uống mỗi ngày, ít nhất 1,5lít-3lít/ngày (tùy thuộc thể trạng và cơ địa), thậm chí nhiều hơn trong thời tiết nóng ẩm. Cần thiết bổ sung nước ép trái cây (đặc biệt là nước ép mận và táo). Đồng thời giảm lượng caffeine trong trà, cà phê và đồ uống có gas.

Thực phẩm 

Bà bầu bị táo bón nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau củ quả có màu sắc đậm, trái cây tươi, ngũ cốc...

Khoai lang, bí đỏ, quả sung (sắc nước uống hoặc ăn sống), quả thanh long, đu đủ chín, rau mồng tơi, diếp cá... là những thực phẩm lý tưởng bà bầu bị táo bón nên ăn. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý nên tăng lượng chất xơ dần dần mỗi ngày, tránh trường hợp bị đầy hơi.

Bà bầu bị táo bón nên tích cực ăn nhiều khoai lang - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Nếu bà bầu bị táo bón quá nặng, mọi biện pháp khắc phục tự nhiên đều không có hiệu quả thì có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng.

Trong mọi trường hợp, bà bầu tuyệt đối không được tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Chỉ nên coi thuốc là biện pháp cuối cùng.

Thanh Phương

Tin liên quan

Bà bầu bị táo bón nên kiêng gì để bệnh không nặng thêm?

Táo bón khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chán ăn, làm rối loạn nguồn cung cấp dinh dưỡng cho...

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Táo bón khi mang thai gây rất nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Theo đó,...

Uống một ly bột sắn dây mỗi ngày theo cách này, bà bầu sẽ thoát khỏi chứng táo bón thai...

Bột sắn dây là thức uống giàu dinh dưỡng bà bầu có thể uống được trong thời kỳ mang thai...

Những việc bà bầu tháng thứ 5 nên làm để bảo vệ mẹ và con

Bà bầu ở tháng thứ 5 cần biết cách chăm sóc cơ thể, duy trì những thói quen lành mạnh...

Chứng đau đầu sau sinh mổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách giảm đau an toàn cho sản phụ

Những gợi ý dưới đây sẽ giúp chị em biết cách làm giảm những triệu chứng đau đầu sau sinh...

Bác sĩ trả lời: Bà bầu mang thai tháng thứ 6 có nên quan hệ không?

Mang thai ở tháng thứ 6 có nên quan hệ tình dục không là thắc mắc của không ít bà...

Bác sĩ trả lời: Bà bầu bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bà bầu bị viêm tai giữa sẽ có các dấu hiệu đau tai, chảy dịch tai cùng nhiều triệu chứng...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình