Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu bị đau bụng dưới có đáng lo ngại?

Bà bầu bị đau bụng dưới có đáng lo ngại? là câu hỏi nhiều người quan tâm. Nhìn chung nó là hiện tượng bình thường khi mang thai, tuy nhiên, khi kèm theo một số triệu trứng khác đi kèm thì nó lại báo hiệu tình trạng nguy hiểm mà mẹ bầu đang gặp phải.

Khi mang thai, sức khỏe cà bà bầu và thai nhi là rất quan trọng. Bị đau bụng trong lúc mang thai là điều hoàn toàn bình thường đối với các bà bầu. Nhưng sẽ có một số dấu hiệu đáng lo ngại kèm theo nếu bà bầu bị đau bụng dưới. Với mỗi người sẽ có một kiểu đau bụng khác nhau. Có bà bầu bị đau bụng dưới râm ran, có bà bầu đau bụng dưới bên phải, nhưng lại có bà bầu đau bụng dưới bên trái. Nếu bà bầu bị đau bụng dưới mà kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm khác thì cần đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số giải thích và hướng dẫn cho các bà bầu bị đau bụng dưới.

Nguyên nhân và cách xử lý khi bà bầu bị đau bụng dưới

Các nguyên nhân lành tính khiến bà bầu bị đau bụng dưới

Đầu tiên, khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ phát triển, mở rộng cùng với sự phát triển của thai nhi. Chính sự co giãn của tử cung này sẽ gây ra đau bụng dưới ở các bà bầu. Tử cung giãn ra, làm căng các cơ xung quanh, đặc biệt là vùng trước tử cung và hai bên háng. Điều này sẽ làm các bà bầu bị đau vùng bụng dưới và lan tới vùng háng. Cơn đau sẽ rõ rệt nhất khi bạn đứng dậy, đi lại loanh quanh. Các cơn đau do việc giãn nở tử cung này hoàn toàn bình thường và không cần sự can thiệp của bác sĩ.

Tử cung giãn ra làm nhiều bà bầu đau bụng dưới, khó chịu
Tử cung giãn ra làm nhiều bà bầu đau bụng dưới, khó chịu. Ảnh: Internet

Một nguyên nhân lành tính thứ hai có thể làm cho bà bầu bị đau bụng dưới là táo bón và khí dư trong bụng. Khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Các loại thức ăn bổ sung trong thời kì mang thai cũng có khả năng làm cho bà bầu bị táo bón và đầy hơi. Táo bón và đầy hơi sẽ khiến bà bầu bị đau bụng dưới. Nhưng đây là những triệu chứng dễ điều trị và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Các mẹ chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả cũng như là các thức ăn dễ tiêu sẽ cải thiện được tình hình nhanh chóng và đáng kể. 

Ngoài ra, còn một lý do khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải là do u nang trứng. Nang này còn được gọi là nang hoàng, có nhiệm vụ sản xuất hóc môn cũng như nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh khi phôi chưa di chuyển vào tử cung làm tổ. Sau khi phôi vào túi ối thì nang hoàng này sẽ biến mất. Ở một số trường hợp thì nang hoàng vẫn tồn tại, bên trong có dịch lỏng và hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Chỉ thi thoảng sẽ khiến bà bầu đau bụng dưới râm ran chút thôi. Tuy nhiên, cẩn thận thì các mẹ nên chăm đi siêu âm đều, theo dõi sát sao tình hình phòng ngừa biến chứng bất ngờ nhé. 

Khi gần đến tuần sinh, sẽ có các cơn gò giả khiến bà bầu bị đau bụng dưới, căng cứng bụng dưới. Tuy nhiên nếu là gò sinh lý thì sau sẽ hết cũng như không quá đau dồn dập, các cơn không liên tiếp nhau mà ngắt quãng một thời gian, nó hết sức bình thường và an toàn với bà bầu. Nếu không phân biệt được là gò sinh lý hay gò chuyển dạ thì các mẹ nên đi khám bác sĩ để yên tâm và chắc chắn nhất nhé. 

Khi nào bà bầu bị đau bụng dưới cần phải đặc biệt quan tâm

Ngay cả những phụ nữ có sức khỏe tốt, thai kì ổn định vẫn có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy nếu mà bà bầu bị đau bụng dưới có đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm khác như: chảy máu, đau dữ dội, sốt, rối loạn thị giác,… thì cần đặc biệt quan tâm.

Đau bụng dưới khi mang thai trong những tuần đầu có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Đau bụng dưới khi mang thai trong những tuần đầu có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Ảnh: Internet

Một trong những bệnh rất nguy hiểm cho bà bầu là mang thai ngoài tử cung. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh này là đau bụng dưới rất dữ dội và chảy máu từ ngày thứ 6 tới tuần thứ 10 của thai kì. Nên nhớ rằng việc mang thai ngoài tử cung là xảy ra ngẫu nhiên, ai cũng có nguy cơ mắc phải, nó không loại trừ bất kì ai cả với tỉ lệ xảy ra với 1 trên 50 ca mang thai, và đe dọa trực tiếp tới tính mạng bà bầu. Những phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao bao gồm:

  • Những người từng phá thai
  • Những người từng phải phẫu thuật vùng chậu, bụng hay ống dẫn trứng
  • Những người có tử cung hình dạng khác thường
  • Những người bị nhiễm trùng vùng chậu
  • Những người đã từng bị mang thai ngoài tử cung

Trong trường hợp thai ngoài tử cung, bắt buộc phải can thiệp ngay lập tức. Nếu bạn đã biết chắc chắn mình đã có thai nhưng khi siêu âm vùng kín chưa phát hiện hoặc bị đau bụng dưới dữ dội thì nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra xem có phải bị thai ngoài tử cung hay không nhé.

Một trong những dấu hiệu đáng lo ngại khác khi bà bầu bị đau bụng dưới là nguy cơ sẩy thai. Khi bà bầu bị đau bụng dưới trong 3 tuần đầu tiên của thai kì thì cần phải đặc biệt chú ý. Các cơn đau bụng dưới sẽ đều đặn, quặn ruột và có kèm cả chảy máu. Nếu gặp phải trường hợp này thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn tư vấn và điều trị.

Đau bụng dưới khi mang thai do nguyên nhân gây ra khiến mẹ bầu lo lắng
Đau bụng dưới khi mang thai do nguyên nhân gây ra khiến mẹ bầu lo lắng. Ảnh: Internet

Ngoài ra, tuy hiếm hơn nhưng theo một số nghiên cứu, có khoảng 10% bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Và đây là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới ở bà bầu, có thể khiến bà bầu đau bụng dưới bên phải hoặc bên trái, tùy theo bên đường dẫn tiểu bị viêm. Bệnh này rất dễ nhận biết. Các triệu chứng điển hình bao gồm: thường xuyên mắc tiểu, đau rát khi đi tiểu, đau bụng dưới khi đi tiểu, thậm chí là đi tiểu ra máu. Nếu có những dấu hiệu đi kèm như trên thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời vì bệnh này có nguy cơ làm nhiễm trùng ở thận và tăng nguy cơ sinh non.

Mang thai là thiên chức của người phụ nữ, tuy mang thai gặp nhiều khó khăn và vất vả, bà bầu bị đau bụng dưới không phải là vấn đề duy nhất mà các mẹ gặp phải. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được thông tin hữu ích phần nào cho các mẹ tham khảo, nhất là các mẹ mang thai lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe, vui vẻ và các bé phát triển tốt trong suốt 9 tháng mang thai nhé. 

 

Phương Dung

Tin liên quan

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...

Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?

Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...

Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước

Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....

Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?

Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.

Người nuôi chó mèo có cần đi xét nghiệm để phát hiện sán chó?

Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm...

Xóa xăm có để lại sẹo?

Tôi có ý định xóa hình xăm. Xin hỏi bác sĩ hiện nay có những phương pháp xóa xăm nào...

Bị cúm, khi nào nên đeo khẩu trang?

Tội vừa có triệu chứng của cúm như ho, đau đầu, nhức mỏi người. Lúc này, tôi đã nên đeo...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình