Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu bị đau bụng dưới bên trái có sao không?

Bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai khiến nhiều bà bầu lo lắng. Cứ chín trong mười người gặp triệu chứng này và nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cả mẹ lẫn thai nhi.

Bụng dưới bên trái được tính từ rốn đến xương chậu – góc một phần tư vùng bụng có nhiều mô như cơ bắp, mô liên kết và mô mỡ. Phần cuối của ruột già bao gồm đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Tình trạng đau bụng nhẹ ở bên trái có thể là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đau bụng dai dẳng hoặc kèm theo các dấu hiệu khác thì đây là một vấn đề nghiêm trọng mà các mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán kịp thời.

Cơn đau dai dẳng thì bà bầu nên đi khám kịp thời chữa trị

Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng dưới bên trái

Khi mang thai cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi, ở những tuần đầu của thai kỳ có thể mẹ sẽ thấy đau bụng, có khi có những cơn đau đột ngột khi đứng lên ngồi xuống thì đó là do sự căng thẳng của dây chằng và sự kéo dài của tử cung.
Tử cung của bạn sẽ mở rộng khi bào thai phát triển, khiến dây chằng bị kéo dãn ra để nâng đỡ thai nhi trong tử cung. Điều này có thể gây đau ngắn ở hai bên, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 2 (tuần thứ 13 – 26 trong thai kỳ).

Nếu đau ở bên trái, có thể là do tử cung của bạn nghiêng về phía bên phải, dây chẳng bên phải được thư giãn trong khi dây chẳng bên trái lại bị kéo căng. Đau dây chằng có thể thường xuyên hoặc đột ngột bởi các cử động bất ngờ như cười, ho, hắt hơi.

Đôi khi cơn đau kéo dài vào háng. Mẹ có thể từ từ thay đổi vị trí hoặc nghỉ ngơi, nó sẽ giúp làm giảm các cơn đau. Mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn các bài tập nghiêng để hỗ trợ cũng như giảm các cơn đau bụng dưới bên trái này.

Bên cạnh đó, các cơn đau vùng bụng dưới cũng có thể xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ, do dịch vị trong dạ dày, tá tràng tăng lên.

Những trường hợp nguy hiểm khi bà bầu đau bụng dưới bên trái

Táo bón

Tất nhiên, táo bón không gây nguy hiểm cho bà bầu vì đó là dấu hiệu rất phổ biến của mọi bà mẹ mang thai. Đôi khi, táo bón sẽ gây cho bạn những cơn đau bụng dưới bên trái rất khó chịu do thức ăn chậm chuyển hóa dưới tác động của hormone sinh sản. Mặc dù vậy, đừng để táo bón ngày càng nặng vì nó sẽ gây ra bệnh trĩ, rất đau đớn.

Thai ngoài tử cung

Đây là một trường hợp mang thai đầy rủi ro và không có cách nào khác đảm bảo tính mạng cho người mẹ ngoài việc đình chỉ thai sớm. Thông thường, vị trí thai ngoài tử cung là ống dẫn trứng hoặc vòi trứng. Sau khoảng 6-7 tuần làm tổ, nó sẽ gây ra những cơn đau từng cơn rất khủng khiếp và kéo dài với các triệu chứng như nôn, buồn nôn, chảy máu âm đạo bất thường. Nếu trước đây, bạn phải điều trị chức năng sinh sản mới có con hoặc đã từng bị viêm hố chậu, viêm tắc vòi trứng thì nguy cơ thai ngoài tử cung sẽ rất lớn.

Đau bụng dưới bên trái nguy cơ của thai ngoài tử cung

Sẩy thai sớm

3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sẩy thai rất cao. Khi sẩy, bạn sẽ bị đau quặn vùng bụng dưới, có thể bên phải hoặc bên trái và đi với đó là những cơn co thắt cùng huyết âm đạo màu hồng hoặc đỏ tươi. Nhiều người mô tả cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai 3 tháng đầu do sẩy thai như những cơn co rút đau nhói hoặc âm ỉ, thỉnh thoảng đi kèm những cơn nhói thấu xương ở vùng lưng dưới hoặc xương chậu. Nếu đúng với mô tả này, bạn hãy nghĩ ngay đến nguy cơ sẩy thai sớm để kịp xử trí nhé!

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi. Triệu chứng này gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng tới các cơ quan như thận, gan và nhau thai. Ngoài đau bụng dữ dội, mẹ bầu có thể còn xuất hiện tình trạng huyết áp tăng cao, protein xuất hiện trong nước tiểu, mặt và mắt, tay, chân và mắt cá chân có thể bị phù…Khi tình trạng này nghiêm trọng thì thai phụ có thể còn bị đau căng vùng bụng trên, cơn đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn.

Nhiễm trùng đường tiểu
Triệu chứng này ít xảy ra nhưng không phải là không có. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiểu mẹ bầu sẽ có cảm giác đau và nóng rát khi tiểu; đau bụng dưới và khó chịu ở xương chậu; tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; nước tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu,… Khi có những dấu hiệu này, chị em cần đi khám ngay bởi nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và gây sinh non.

Theo Hiền Văn/Phunutoday/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...

Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?

Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...

Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước

Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....

Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?

Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.

Người nuôi chó mèo có cần đi xét nghiệm để phát hiện sán chó?

Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm...

Xóa xăm có để lại sẹo?

Tôi có ý định xóa hình xăm. Xin hỏi bác sĩ hiện nay có những phương pháp xóa xăm nào...

Bị cúm, khi nào nên đeo khẩu trang?

Tội vừa có triệu chứng của cúm như ho, đau đầu, nhức mỏi người. Lúc này, tôi đã nên đeo...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 5 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình