Phụ Nữ Sức Khỏe

Đâu là nguyên nhân khiến bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

Thời gian qua, tại các địa phương liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường. Đáng chú ý, các vụ bạo lực học đường có xu hướng gia tăng không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà cả giữa thầy cô giáo với học sinh.

Hàng loạt vụ bạo lực học đường trong hơn một tháng qua

Liên tiếp những ngày qua xảy ra những vụ bạo lực học đường tại một số địa phương. Đáng nói, không chỉ có những vụ việc bạo lực về mặt thể chất, mà còn có cả những vụ việc bạo lực tinh thần, đến từ chính giáo viên tới học sinh.

Những vụ bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh đã xảy ra liên tiếp ngay khi năm học mới bắt đầu được một tháng. Hầu hết trong số các vụ việc đều xảy ra ngay trong trường học, trong khi nhiều học sinh khác đứng ngoài cổ vũ, reo hò, quay clip thay vì can ngăn hoặc báo cáo với giáo viên.

Một nữ sinh lớp 10 tại Đắk Lắk bị bạn học cùng lớp đánh chảy máu.

Cụ thể, ngày 20/9, tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển (tỉnh Bạc Liêu) xảy ra vụ việc một học sinh học lớp 11 của trường bị một nữ sinh của trường khác dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào vùng đầu; Ngày 28/9, một nữ sinh lớp 9 trường bán trú THCS thuộc xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) bị các bạn nữ đánh hội đồng ngay tại lớp học, dù nạn nhân đã khóc lóc, van xin. Nữ sinh này bị khoảng 7 bạn nữ khác hành hung bằng các hành vi xô đẩy, giựt tóc, tát vào mặt, vào đầu...; Cũng cuối tháng 9, mạng xã hội lan truyền đoạn clip và hình ảnh ghi lại cảnh một nữ sinh ở Nghệ Anh bị một nhóm bạn nữ đánh đập, lột đồ. Dù nữ sinh liên tục khóc, van xin nhưng vẫn không được buông tha; Đầu tháng 10, một nữ sinh lớp 10 tại Đắk Lắk bị bạn học cùng lớp dùng guốc nhọn đánh thẳng vào đầu, chảy nhiều máu…

Với các vụ việc bạo lực giữa giáo viên và học sinh thời gian qua khiến dư luận choáng váng đã xảy ra tại hai ngôi trường THPT tại Hà Nội đó là Trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn) và Trường THPT Phan Huy Chú (Thạch Thất). Sau những vụ việc này, nhiều người đặt câu hỏi vai trò và trách nhiệm của nhà trường ở đâu khi các vụ việc được lan truyền lên mạng xã hội thì ban giám hiệu mới vào cuộc?

Vụ việc giáo viên bạo hành học sinh được cho là xảy ra tại Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội.

Áp lực có phải là nguyên nhân?

Là một giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, cô Nguyễn Thu Thủy (giáo viên tại một trường THCS thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, thực tế, nhiều vụ bạo lực học đường giữa học sinh với nhau xảy ra chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn trong lời ăn tiếng nói, sau đó dẫn tới xô xát. Do đó, khi giáo viên được thông báo có vụ việc xô xát giữa học sinh với nhau thì để hòa giải, giáo viên cần phải có biện pháp xử lý hợp lý, không bao che, thiên vị học sinh nào và báo cho cha mẹ học sinh ngay để cùng phố hợp giáo dục các em.

"Với học sinh, nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường là chịu áp lực từ bạn bè, gia đình, thầy cô. Còn với giáo viên thì chịu nhiều áp lực từ nhà trường, công việc, cuộc sống, gia đình. Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên chúng tôi cũng cần tư vấn tâm lý mỗi khi gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống", cô Thủy chia sẻ.

Tại Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội), cô Trịnh Diệu Hằng - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, phòng Tham vấn học đường của trường đã có nhiều năm nay, nhưng để thu hút học sinh tham gia tích cực hơn thì nhà trường đã tìm cách đổi mới. Cụ thể, năm nay phòng tham vấn có một điểm mới đó là có sự vào cuộc của các em là cựu học sinh nhà trường. Đây là những bạn vừa trải qua những khó khăn và vướng mắc mà bản thân các con đang gặp ở lứa tuổi hiện tại. Vì thế các con học sinh này sẽ có tiếng nói chung cũng như có nhiều sự thấu hiểu hơn với các em học sinh khóa sau.

PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi vấn đề bạo lực học đường đã trở thành vấn đề cấp bách, chúng ta cần đặt ra những giải pháp trọng tâm. Trong đó, việc trả lại vai trò, vị trí của nhà tham vấn trong trường học cũng như vai trò của phòng tâm lý tư vấn học đường là giải pháp rất cần thiết.

"Trong công cuộc phòng chống bạo lực học đường, chúng ta cần sự tham gia, sự cam kết của cả phụ huynh và các cơ quan, cộng đồng xã hội. Không thể để nhà trường "đơn độc" trong hành trình này. Đối với nhà trường, cần thiết lập một hệ thống sàng lọc định kỳ để xác định được học sinh nào đang có những vấn đề tổn thương sức khỏe tinh thần, có nguy cơ về các vấn đề tâm lý, hay vấn đề hành vi có thể dẫn đến bạo lực. Cần có một quy trình, trong đó có phương thức thuận lợi để mọi người khiếu nại về các hành vi thiếu thân thiện hoặc bạo lực trong nhà trường. Sau đó, phải có quy trình từ khi tiếp nhận thông tin phản ánh khiếu nại về bạo lực, đến biện pháp xử lý thế nào".

Theo các chuyên gia, để tránh những hậu quả tâm lý đáng tiếc khi xảy ra những vụ bạo lực học đường, bên cạnh sự quan tâm quản lý của nhà trường, giáo viên làm đúng vai trò trách nhiệm của mình thì gia đình cần là điểm tựa để con luôn tin tưởng và chia sẻ.

Các thầy cô cũng cần được tham vấn tâm lý

Về phía giáo viên, TS. Nguyễn Văn Hòa - người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, phòng chống bạo lực học đường cần bắt đầu từ nhà quản lý. Ban giám hiệu phải luôn đồng hành chia sẻ, hỗ trợ giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy học sinh.

Để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi mang tính bộc phát, lời nói không thỏa đáng trong lúc nóng giận, mất bình tĩnh, trước hết bản thân mỗi giáo viên phải quản lý được cảm xúc bằng cách cân bằng sức khỏe, tâm trí. Khi có áp lực cần biết cách tự giải tỏa, tìm cách chuyển trạng thái tâm lý. Ví dụ như khi căng thẳng nên tránh tiếp xúc với học sinh, ra khỏi lớp để hạ bực tức, uống nước mát cân bằng lại tâm lý... Điều đó sẽ giúp giáo viên phòng, tránh được những hậu quả khôn lường, kiềm chế được nóng giận và những hành vi mang tính bột phát với học sinh.

Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Văn Hòa, bên cạnh sự quan tâm quản lý của nhà trường, giáo viên làm đúng vai trò trách nhiệm của mình thì gia đình cần là điểm tựa để con luôn tin tưởng và chia sẻ, tránh những hậu quả tâm lý đáng tiếc khi xảy ra những vụ bạo lực học đường.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông chia sẻ, việc tổ chức các chuyên đề nhằm giúp giáo viên hiểu, thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, nhận thức rõ những việc được và không được phép làm. "Để ngăn chặn sự việc tương tự, quận Hà Đông sẽ tiếp tục tăng cường nội dung này, giúp giáo viên được bồi dưỡng, thực hành kỹ năng kiềm chế cảm xúc, hành vi để giải quyết các tình huống có vấn đề một cách phù hợp".

TS. Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, tâm lý là vấn đề lớn và rất khó nên những người không có kinh nghiệm kể cả phụ huynh cũng như các thầy cô giáo nếu không có kỹ năng tốt thì việc xử lý các khủng hoảng tâm lý của học sinh sẽ rất khó khăn, đôi khi sẽ làm cho các em ức chế hơn. Do đó, các thầy cô giáo cũng cần được tham vấn tâm lý, cần được lắng nghe, chia sẻ tâm tư và quan trọng nhất là đào tạo kỹ năng ứng xử phù hợp trong môi trường sư phạm.

Theo Đỗ Vi/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Cô gái trẻ nhập viện trong tình trạng tai đầy mủ, hoại tử sụn... sau khi bấm liên tiếp 4...

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm sụn vành tai 2 bên, áp xe sụn vành tai phải...

Nguyên nhân gây ra vụ bé gái 6 tuổi tử vong, hàng chục người ngộ độc sau đêm Trung thu

Sở Y tế TP.HCM cùng các chuyên gia thông tin về nguyên nhân ngộ độc sau vụ 1 bé gái...

Nhập viện vì đau bụng, người phụ nữ không ngờ mắc bệnh hiếm, thế giới chỉ có 6 ca

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho biết, bà H. mắc loại bệnh Việt Nam chưa từng có báo cáo,...

Nghỉ Tết Dương lịch năm 2024 mấy ngày, lao động có được thưởng Tết không?

Còn 2 tháng nữa là tới kỳ nghỉ tết dương lịch năm 2024. Lịch nghỉ Tết dương lịch năm nay...

Tin bão mới nhất: Bão Koinu tiến sát Biển Đông, cường độ cấp siêu bão

Theo cơ quan khí tượng, bão Koinu với cường độ mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 17, đổi hướng di...

Bấm liên tiếp 4-5 lỗ tai khiến tai đầy mủ, hoại tử sụn

Ngày 4/10, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, gần đây các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận...

NÓNG: TP.HCM tiếp tục ghi nhận thêm ca đậu mùa khỉ thứ 5, khẩn trương điều tra dịch tễ

Hiện, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, sức khỏe ổn định.

Tin mới nhất

'Vườn hoa' 10x 'nở rộ': Bộ ảnh hội tụ tứ tiểu hoa thế hệ mới của Cbiz, mỗi người một...

20 giờ trước

Sam, Phương Oanh, Hồ Ngọc Hà và những sao Việt mang thai đôi: Vất vả nhân hai nhưng thành quả...

22 giờ trước

Lộ ảnh Đàm Tùng Vận công khai 'sánh đôi' bên sao nam kém 7 tuổi khiến dân tình phát sốt...

1 ngày 14 giờ trước

Vừa đưa 'tình mới' ra mắt mẹ, Uông Tiểu Phi kêu luật sư đến tận nhà Từ Hy Viên để...

1 ngày 14 giờ trước

Sao nam Đại Sinh Ý Nhân khoe tạo hình 'xuống tóc', có vượt qua được 'mỹ nam đẹp nhất tam...

1 ngày 14 giờ trước

Bà xã kém 11 tuổi của 'ông vua phòng vé' Thái Hòa: Từng đi du học Úc, tốt nghiệp thạc...

1 ngày 14 giờ trước

Ninh Dương Lan Ngọc thông báo rời Vbiz: Suốt 14 năm 'chết vai' sau Cánh đồng bất tận, sở hữu...

1 ngày 14 giờ trước

Nữ ca sĩ từng có nhạc phẩm phát tại World Cup 1994, lấy chồng là tỷ phú Mỹ, vẫn yêu...

1 ngày 14 giờ trước

Phương Thanh 'tùy hứng', 'trả góp' cả trăm cây vàng để mua nhà, chỉ vì 'thích cái cầu thang', U60...

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình