Vào những ngày hè nóng bức bạn có thể lựa chọn thịt vịt cho bữa cơm của gia đình mình. Bởi thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Bạn có thể nấu thịt vịt om sấu, nấu canh măng chua dịu… cả cái oi ả của mùa hè như dịu lại. Ngoài ra, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực hữu ích trong Đông y tốt cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, trong thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên khi ăn thịt vịt mọi người nên chú ý tới những quy tắc sau:
Không ăn thịt vịt và mận trong thời gian gần nhau
Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.
Không ăn chung thịt vịt với thịt ba ba
Hai loại thịt này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt ba ba vị ngọt, tính bình còn thịt vịt thuộc tính mát. Vì vậy, nếu ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.
Những người tuyệt đối không ăn thịt vịt
- Người có thể chất lạnh, hệ tiêu hóa kém
Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, những người có thể trạng lạnh nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy…
- Người đang bị cảm, mới phẫu thuật
Do thịt vịt có tính hàn nên những người đang bị cảm cũng không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn. Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh, không nên ăn thịt vịt vì có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí mưng mủ vết mổ.
- Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt. Lý do, thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.