Yoga cho bà bầu: Những tư thế nên tập và nên tránh
Mang thai không có nghĩa là bạn sẽ phải từ bỏ lớp yoga hàng tuần. Trên thực tế, duy trì việc tập yoga đều đặn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và bé.
Trước tiên, tập luyện thể dục giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng, giảm đau lưng, sưng phù chân tay và "vượt cạn" dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi tập yoga, mẹ bầu cần ghi nhớ những vấn đề sau đây.
Những vấn đề cần lưu ý
Hỏi ý kiến bác sĩ trước
Hãy chắc chắn rằng bạn đã thảo luận kế hoạch tập thể dục với bác sĩ và nhận được sự đồng ý từ họ.
Không tập quá căng
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin giúp thư giãn các dây chằng, cho phép bé chui ra từ xương chậu. Nhưng hormone này không chỉ ảnh hưởng đến dây chằng xung quanh khung chậu, mà còn toàn bộ cơ thể. Vì vậy, hãy giới hạn phạm vi căng cơ của bạn, chỉ làm đến độ bản thân cảm thấy thoải mái, không đau đớn.
Tìm người hướng dẫn riêng
Trước khi muốn tự tập ở nhà, bạn hãy tìm một người hướng dẫn riêng trước. Tốt nhất hãy tìm người có kinh nghiệm hướng dẫn tập cho phụ nữ mang thai.
Uống nước đầy đủ
Hãy đảm bảo bạn luôn uống đủ nước trong suốt thời gian tập thể dục. Hydrat hóa đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, vì mất nước, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, có thể gây ra sảy thai non hoặc chuyển dạ sớm.
Tránh động tác xoắn quá nhiều
Nếu bạn đã quen tập các dáng xoắn từ trước khi mang thai thì có thể tiếp tục thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, khi bụng bắt đầu lớn hơn thì bạn nên học những động tác khác phù hợp với phụ nữ mang thai.
Những động tác yoga tốt cho phụ nữ mang thai
Warrior II
Động tác này cũng an toàn cho tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nó giúp tăng cường lực cho phần chân, cột sống. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng chậu khi phải dạng chân lớn thì hãy thu nhỏ lại trong mức giới hạn của bản thân.
Bridge Pose
Đây là tư thế yêu thích của nhiều chị em vì nó giúp dãn cơ vùng hông, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình "vượt cạn". Tuy nhiên, nếu bạn bị đau lưng khi tập thì nên dừng động tác.
King Pigeon Pose
Tư thế này cũng cực kỳ tốt cho phần hông và an toàn trong suốt thai kỳ. Nếu bụng bạn quá lớn và cảm thấy bất tiện thì hãy kê một chiếc gối nhỏ ở dưới.
Tree Pose
Tư thế này đòi hỏi bạn phải chú ý đến sự cân bằng và hít thở đều. Nếu cần, bạn có thể giữ tay vào một vật cố định như lan can, bàn, ghế hoặc hơi dựa vào tường.
Những tư thế yoga phụ nữ mang thai nên tránh
Plank Cross
Tư thế này đòi hỏi cơ thể phải xoắn lại quá nhiều và gây áp lực lớn lên phần bụng. Bạn chỉ nên tập nó trong giai đoạn đầu thai kỳ, khi bụng chưa quá lớn.
Locust Pose
Tư thế này cũng như tất cả các tư thế cần úp bụng xuống sàn khác, bạn cần phải tránh hoàn toàn trong suốt thai kỳ.
Plow Pose
Những tư thế gập bụng, gây sức ép lên bụng cũng phải cho vào danh sách "đen".
Boat Pose
Tư thế "con thuyền" này khiến cơ vùng bụng phải chịu một áp lực lớn và có thể gây ra hiện tượng tách cơ bụng khi mang thai. Có nhiều động tác an toàn hơn nên bạn không cần mạo hiểm thực hiện động tác này.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.