Xem điện thoại sớm khiến trẻ dễ mắc dị tật hình thể
Trao đổi với Tri Thức - Znews bên lề buổi khám tầm soát miễn phí về dị dạng hình thể cho 100 trẻ mầm non vào ngày 5/11, bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng Trịnh Quang Anh cho biết hiện nay những bệnh lý về cong vẹo cột sống, dị tật bàn chân ở lứa tuổi học sinh tăng rất cao.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ học sinh mắc phải các bệnh này lên đến 30%. Nguyên nhân là trẻ dùng điện thoại nhiều trong thời gian dài, có những trẻ chỉ mới 2-3 tuổi đã dùng điện thoại. Điều này làm dáng ngồi, đứng của trẻ bị gù, dẫn đến đau cổ vai gáy và cong vẹo cột sống.
Cong vẹo cột sống ở học đường nếu phát hiện sớm, điều trị trong 8-12 tuổi thì trẻ có khả năng phục hồi. Sau độ tuổi này, xương khớp của trẻ phát triển nhanh và gần như hoàn thiện, rất khó điều trị khỏi.
Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, đốt sống một bên sẽ không lớn được, bên còn lại không chịu lực nén vẫn lớn lên, hình thành đốt sống biến dạng bên cao bên thấp. Nhiều đốt sống biến dạng sẽ hình thành một cột sống cong vẹo.
"Cong vẹo trong trường hợp này gần như không thể sửa chữa được, trẻ sẽ phải sống chung với dị tật cả đời", bác sĩ Quang Anh nói.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...