Xảy ra động đất hơn 4 độ richter ở Thanh Hóa, gây rung chấn khá mạnh trên mặt đất
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, trận động đất xảy ra lúc 4 giờ 32 phút 41 giây (giờ Hà Nội) sáng nay 21/7 với độ lớn 4.1. Động đất xảy ra ở độ sâu khoảng 10km, trên khu vực huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trên mạng xã hội, người dân chia sẻ nhiều video cho thấy, động đất gây ra rung chấn khá mạnh trên mặt đất. Chị T.T sống ở thị trấn Ngọc Lặc chia sẻ, chị đang ngủ thì cảm nhận được rung lắc. Sáng ra chị check camera cửa hàng thời trang của mình thì thấy rung lắc khá mạnh, kéo dài vài giây.
Nhiều người dân sống ở các gần Ngọc Lặc như Vĩnh Lộc, Thọ Xuân của Thanh Hoá cũng cảm nhận rõ rung chấn của trận động đất này.
Trước đó, vào sáng 27/5, một trận động đất độ lớn 3.4 xảy ra ở cuối huyện Nho Quan, Ninh Bình, tiếp giáp với huyện Thạch Thành và Hà Trung của Thanh Hóa cũng gây ra rung chấn khá mạnh khiến người dân trong khu vực cảm nhận rõ rung lắc.
Theo thông tin từ Vietnam+ (VietnamPlus), tại tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra động đất vào các năm 2018, 2019, gần đây nhất là năm 2021.
Trước đó, ngày 3/10/2021 một trận động đất có độ lớn 2,9 xảy ra tại vị trí có tọa độ 19.680 độ vĩ Bắc, 106.829 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8km.
Động đất xảy ra tại khu vực Biển Đông cách bờ biển thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoảng 90km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết người dân không nên quá lo lắng vì trận động đất này không có bất thường.
Tuy trận động đất có cường độ yếu và không gây thiệt hại nhưng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục theo dõi sát những diễn biến tiếp theo vì đây là khu vực thường xuyên xảy ra những trận động đất nhỏ tại các nhánh đứt gãy thuộc đới Sơn La.
Đới đứt gãy này từng xảy ra trận động đất Tuần Giáo (Lai Châu) vào năm 1983 với cường độ lên tới 6,8 độ.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chấn, động đất tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng như từ thượng nguồn sông Mã đến Thanh Hóa; sông Đà từ Lai Châu đến Hòa Bình; sông Hồng-sông Chảy; Đông Triều từ Yên Thế-Nhã Nam đến Hòn Gai-Cẩm Phả; sông Cả-Rào Nậy và vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo khi xảy ra động đất, người dân nên bám chặt vào một khung cửa hoặc chui xuống gầm bàn trong trường hợp ở tòa nhà có kết cấu vững chắc.
Nếu ở ngoài trời, cần tránh xa các đường dây điện, cột điện, nên chạy tới vùng đất trống; nếu đang lái xe, người dân cố gắng tấp vào bên đường và dừng lại.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...