Vừa về đã ăn kem, cô gái ôm đầu thét lên một tiếng rồi vội vàng đi cấp cứu
Thời tiết nóng bức khiến nhiều người thích ăn các đồ lạnh như bia lạnh, kem, dưa hấu lạnh để cảm thấy mát mẻ hơn. Tuy nhiên trường hợp dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về thói quen này.
Vào ngày 21/6, Tiểu Vương, 26 tuổi ở Vũ Hán sau khi đi làm về vì cảm thấy nóng bức, mồ hôi chảy nhiều nên nhanh chóng bật điều hòa và chỉnh nhiệt độ 22 độ C. Sau khi ngồi xuống nghỉ ngơi, vì cảm thấy vẫn nóng bức nên cô đã rót một cốc nước ngọt bỏ thêm đá và ăn một hộp kem khá lớn. Tất cả chỉ trong khoảng 10 phút.
Thế nhưng sau khi ăn xong, đột nhiên Tiểu Vương cảm thấy đau đầu dữ dội khiến cô phải thét lên. Không thể chịu nổi cơn đau, cô đã lập tức nhờ người nhà đưa tới bệnh viện gần nhất.
Bác sĩ Bá Dương, người trực tiếp khám cho Tiểu Vương nhận thấy cơn đau đầu của cô là triệu chứng điền hình của cơn “đông não” hay còn được gọi là nhức đầu khi ăn kem, có tên khoa học là sphenopalatine ganglioneuralgia (có nghĩa là "đau dây thần kinh của hạch sphenopalatine") do ăn nhiều đồ lạnh cùng lúc.
Hóa ra 1 tuần trước, Tiểu Vương thấy có chương trình khuyến mại kem nên đã mua rất nhiều về để ăn hàng ngày.
Triệu chứng “đông não” là gì?
Nguyên nhân là khi ăn kem, bia rượu lạnh, nước đá, thực phẩm ướp lạnh qua vòm họng quá nhanh sẽ kích thích mạnh niêm mạc và các cơ quan cảm giác, các đầu mút dây thần kinh điều khiển, các mạch máu lên não..., nhất là vùng não trước bị kích thích tại chỗ khiến nó co lại, trong khi mạch máu vùng não lại giãn phồng ra hơn bình thường (gần như bị tăng áp lực vỏ não).
Các mạch máu não bị phồng lên đột ngột sẽ gây đau đầu như bị giật, khiến đầu đau nhức buốt, buồn nôn, nhất là vùng thái dương, trán.
Thông thường cơn đau này chỉ kéo dài vài giây nhưng một số người bị nặng hơn có thể đau dữ dội, buồn nôn và nôn. Do đó các chuyên gia khuyên khi ăn kem, các đồ lạnh không nên ăn quá vội vàng.
Đây không phải trường hợp đầu tiên gặp vấn đề sức khỏe sau khi ăn các thực phẩm lạnh. Tháng 8/2016, ông Lao Zhao, 55 tuổi ở Vũ Hán sau khi uống ba chai bia lạnh đã đã đi tắm nước nóng. Khi đang dội nước từ phần eo trở xuống thì bỗng cảm thấy đau đớn và ngã khụy xuống. Gia đình vội vàng đưa ông tới bệnh viện.
Hóa ra sự kích thích đột ngột nóng lạnh đã dẫn tới phình động mạch và gây vỡ động mạch, xuất huyết lên tới 4000ml máu. Trải qua ca phẫu thuật nhiều giờ đồng hồ, cuối cùng ông cũng đã qua khỏi cơn nguy kịch.
Những lưu ý khi ăn uống đồ lạnh vào mùa hè
1. Chọn đúng thời điểm
Không nên uống đồ uống lạnh trước bữa ăn, ngay sau khi ăn, nếu không sẽ dễ làm tổn thương dạ dày. Nói chung, chỉ nên uống đồ lạnh sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau một giấc ngủ ngắn, tốt hơn là uống đồ uống lạnh với đá vào khoảng 3 giờ chiều, lúc này cơ thể con người là ấm nhất, ít tổn hại sức khỏe.
2. Ăn uống lượng vừa phải
Chỉ nên ăn một que kem, uống nước lạnh trong khoảng 150ml. Không ăn uống đồ lạnh liên tục.
3. Ăn uống chậm
Tốt nhất là ăn uống đồ lạnh từ từ để đường tiêu hóa không bị kích thích đột ngột. Khi ăn đá nên để trong miệng một lúc cho tan dần, quen với nhiệt độ cơ thể sau đó mới nuốt tránh kích thích các mạch máu não, họng, đường hô hấp.
4. Không uống đồ uống lạnh ngay sau khi đổ mồ hôi
Khi vừa đi từ bên ngoài về và đổ nhiều mồ hôi, bạn không nên uống đồ uống lạnh ngay lập tức, nếu không dễ dẫn đến lỗ chân lông co lại, mồ hôi không được thoát ra, tích tụ nhiệt, có thể dễ dàng dẫn đến đột quỵ nhiệt.
5. Không uống đồ uống lạnh được lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu
Tủ lạnh không phải lúc nào cũng an toàn và cũng không thể tiêu diệt một cách hiệu quả vi trùng. Vì vậy, tốt nhất đồ uống lạnh mua về nên sử dụng càng sớm càng tốt. Để chúng trong tủ lạnh quá lâu sẽ làm giảm chất lượng và độ an toàn. Ngoài ra, kem tan chảy không nên được đưa trở lại trong tủ lạnh.
6. Trẻ em dưới một tuổi tốt nhất không nên ăn đồ lạnh
Vào mùa hè, trẻ nhỏ thân nhiệt cao hơn, hay đùa nghịch nên dễ đổ rất nhiều mồ hôi, lỗ chân lông sẽ mở ra, nếu uống nhiều lượng đồ uống lạnh, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng, phá hủy sự tản nhiệt bình thường của cơ thể, rất dễ gây ra các bệnh khác như cảm lạnh.
Lưu ý rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, niêm mạc đường tiêu hóa còn mỏng, yếu, do đó, trẻ ở độ tuổi này tốt nhất không nên ăn những thứ lạnh. Ngoài ra những người già cũng nên chú ý đến việc hạn chế ăn uống đồ lạnh.
7. Không ăn uống đồ lạnh và nóng cùng lúc
Mùa hè cần tránh việc ăn uống nóng và lạnh cùng lúc vì rất có hại cho răng, gây tổn hại cho dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Đồ uống lạnh và đồ uống nóng nên được sử dụng tách ra ít nhất nửa giờ.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...