Vụ mẹ trẻ dìm chết hai con nhỏ dưới sông tại Nam Định: Bi kịch từ trầm cảm sau sinh
Khoảng 10h ngày 8/3/2023, sau khi đi qua cầu phao Ninh Cường đến huyện Nghĩa Hưng (tại khu vực sông Ninh Cơ, thuộc địa bàn giáp ranh giữa thị trấn Liễu Đề và xã Nghĩa Sơn) một người mẹ để xe trên đê sông, dẫn hai con xuống sông rồi dìm xuống nước.
Thời điểm xảy ra sự việc có người dân đi qua phát hiện nên đã hô hoán mọi người chạy đến đưa hai cháu bé lên bờ, thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa nạn nhân đến Trạm y tế xã Nghĩa Sơn để cấp cứu nhưng cả hai cháu bé đã chết.
Được biết 2 cháu bé lần lượt sinh năm 2018 và 2021.
Hiện Cơ quan Công an đã tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Vũ Thị Ng. để điều tra. Thi thể hai bé gái xấu số cũng đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp y.
Theo gia đình, người phụ nữ này vốn là giáo viên dạy môn tin học tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Trực Ninh. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, chị có dấu hiệu bị bệnh trầm cảm nên đã xin nghỉ dạy học để ở nhà chữa bệnh.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm- Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định, đây là vụ việc rất thương tâm, liên quan đến quyền trẻ nên sẽ được Cơ quan điều tra xem xét xử lý công tâm, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Để làm rõ vụ việc, cần thiết làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người mẹ.
Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định mẹ đẻ dìm 2 con xuống dòng sông dẫn tới tử vong thì người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" theo Điều 123 (Bộ luật Hình sự 2015) với tình tiết định khung "giết nhiều người" và "giết người dưới 16 tuổi".
Tuy nhiên, nếu người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm tại thời điểm gây ra vụ án thì Cơ quan điều tra cần thiết phải thu thập tài liệu, chứng cứ điều trị bệnh trầm cảm tại các cơ sở y tế nhằm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Nếu có căn cứ xác định người mẹ bị bệnh tâm thần trầm cảm thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần để làm căn cứ xử lý.
Trường hợp kết quả giám định xác định, người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án. Người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu kết quả giám định cho kết quả, trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, người mẹ chỉ hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc hạn chế năng lực và điều khiển hành vi có thể được tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt.
"Vụ án trên là một bài học cảnh tỉnh cho các gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc và theo dõi phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau nhiều lần sinh con", luật sư Thơm chia sẻ.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, luật gia Trần Văn Hiếu- Chi hội Luật gia (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, chứng trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh của phụ nữ. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.
"Sau sinh, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết (estrogen, progestrogen và hoóc môn tuyến giáp suy giảm) dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm. Ngoài ra, nhiều người còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé dẫn đến mất hết hứng thú trong cuộc sống. Tình trạng càng trở lên trầm trọng nếu thời điểm ấy gia đình lại có mâu thuẫn hay có khó khăn về tài chính. Triệu chứng thường gặp nhất của trầm cảm sau sinh là người phụ nữ bị suy nhược cơ thể. Kèm theo đó, nhiều người sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, hốt hoảng, mất tập trung, mệt mỏi, buồn chán, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm có thể do hoang tưởng, suy thoái, mất cân bằng và ảo giác chi phối nên dễ có những hành động không kiểm soát được", Luật gia Trần Văn Hiếu chia sẻ.
Vậy người mẹ có phải chịu trách nhiệm pháp lý trong vụ việc này? Theo Luật gia Trần Văn Hiếu, người mẹ này có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người". Tuy nhiên, để khởi tố người mẹ, cơ quan điều tra phải làm rõ động cơ, mục đích và trạng thái tâm lý lúc người mẹ này ra tay sát hại con mình. Nếu xác định nguyên nhân gây ra cái chết cho con do mâu thuẫn gia đình và do bị ảnh hưởng về bệnh trầm cảm sau sinh thì cần thiết phải giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để làm căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người". Khi đó, người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để thực hiện công tác phòng ngừa chung cho xã hội.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...