Thông tin trên Báo VnExpress, bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc Bác sĩ khuyến cáo pha oresol theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất, phổ biến là loại pha một gói với 1.000 ml hoặc 200 ml nước đun sôi để nguội.

Sau khi pha xong, không được đun sôi dung dịch. Không pha oresol bằng sữa, nước ngọt, nước trái cây, canh, súp hay bất kỳ loại nước nào khác ngoài nước trắng hay nước đun sôi để nguội. Không được cho thêm đường vào oresol để dễ uống.

Nên dùng oresol dạng gói, không dùng oresol đóng chai sẵn vì thành phần điện giải và áp lực thẩm thấu có thể không đạt tiêu chuẩn. Oresol pha sẵn rất nguy hiểm với trẻ tiêu chảy do lượng điện giải không đảm bảo, uống nhiều có thể khiến trẻ bị rối loạn điện giải.

Cảnh báo cẩn trọng khi trẻ uống sai tỷ lệ. Ảnh: Internet

Trẻ còn bú mẹ thì nên cho bú nhiều lần lên. Trường hợp trẻ đi ngoài số lượng ít thì có thể tạm thay bằng nước quả dừa, nước trắng.

Ngoài ra, dung dịch oresol đã pha chỉ nên dùng trong 24 giờ và lắc đều trước khi dùng. Thuốc pha để lâu sẽ bị mất tác dụng và có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường. Nên uống ngay sau khi pha, uống từng ngụm nhỏ, từ từ và không uống quá nhanh. Nếu không bảo quản trong tủ lạnh, dung dịch oresol chỉ nên uống trong vòng một giờ sau khi pha.

Trẻ dưới 2 tuổi uống khoảng 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài. Trẻ 2-10 tuổi uống khoảng 100-200 ml. Trẻ lớn uống theo nhu cầu. Cho uống tùy theo trẻ muốn cho tới khi ngừng tiêu chảy. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi pha và không tự ý chia nhỏ thuốc thành nhiều lần pha.

Theo Báo Người Lao Động trước đó, nhiều trường hợp trẻ dùng sai thuốc dẫn đến tử vong. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn - Hà Nội cũng đã tiếp nhận cấp cứu một bé trai 20 tháng tuổi trong tình trạng nguy kịch chỉ vì uống Oresol sai nồng độ. Bé được đưa vào cấp cứu trong tình trạng sốt, co giật, vật vã kích thích. Qua thăm khám và dò hỏi bệnh sử, bác sĩ phát hiện bé bị tiêu chảy và được mẹ cho uống Oresol nhưng pha đậm đặc, bất chấp khuyến cáo.

Nếu uống Oresol với nồng độ quá đặc sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương, tạo nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường. Ảnh: Internet

Ngày 14/3, bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, cho biết bé nhập viện trong tình trạng co giật, não tổn thương. Ê kíp bác sĩ cấp cứu hồi sức tích cực, tuy nhiên não của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục. Gia đình xin đưa bé về, mất tại nhà.

Theo bác sĩ Thảo, oresol là dung dịch bù nước rất hiệu quả cho trường hợp sốt cao, tiêu chảy, mất nước. Tuy nhiên, pha không đúng liều lượng được hướng dẫn có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như gây rối loạn điện giải nghiêm trọng, co giật, hôn mê, thậm chí ngừng tim.