Thành phần công hiệu của tỏi

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...

Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

Để ăn tỏi sống đúng cách, bạn cần:

- Băm nhuyễn tỏi, để trong không khí 10 - 15 phút rồi mới ăn.

- Tuyệt đối không ăn tỏi sống khi đang đói bụng vì nó dễ làm kích thích, viêm loét dạ dày từ đó tác động xấu đến hệ tiêu hóa

- Nếu có thị lực yếu cần hạn chế ăn tỏi vì ăn quá nhiều có thể gây viêm kết mạc.

- Thường xuyên bị tiêu chảy cũng nên tránh ăn tỏi vì nó khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, phù nề.

- Tuyệt đối không ăn tỏi sống cùng: cá trắm, thịt chó, thịt gà, trứng,...

- Không ăn tỏi sống khi đang dùng thuốc chống đông máu để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Vùi tỏi vào thùng gạo có lợi ích gì?

Tỏi có mùi thơm đặc trưng, có thể xua đuổi các loại côn trùng mối mọt rất hiệu quả. Chính vì vậy, vùi tỏi vào trong thùng gạo sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mối mọt sinh sôi, làm hỏng gạo.

Bạn cần chuẩn bị vài tép tỏi bóc vỏ rồi đặt lên thùng gạo. Tùy số lượng gạo mà bạn có thể tăng lượng tỏi lên cho phù hợp. Sau khi cho tỏi vào thùng gạo thì đậy kín nắp lại.

Tỏi sẽ giúp ngăn chặn mối mọt sinh sôi, giúp giữ gạo được lâu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ớt khô vùi vào thùng gạo. Ớt có mùi hăng cũng giúp đuổi mối mọt hiệu quả.