Việt Nam ghi nhận 6 ca tử vong liên quan đậu mùa khỉ
Đây là thông tin được Viện trưởng Viện Pasteur Nguyễn Vũ Trung chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh khu vực phía Nam năm 2023, sáng 22/12.
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, năm 2023 ghi nhận tình hình dịch bệnh tại Việt Nam diễn biến phức tạp như nhận định từ đâu năm của ngành Y tế, với các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi tác động đối với sức khỏe cộng đồng.
Đối với COVID-19, TP.HCM đã gỡ bỏ tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, bệnh đã được Bộ Y tế xếp thành bệnh truyền nhiễm nhóm B. Tuy nhiên, COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới với sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới và cuối năm nay, ghi nhận sự gia tăng trường hợp mắc mới.
TP.HCM cũng ghi nhận sự tái bùng phát bệnh tay chân miệng, số ca mắc tăng 2,7 lần, số tử vong tăng 25 ca và nguyên nhân do chủng EV71. Bệnh mới nổi - đậu mùa khỉ đã lây lan ở nhóm nguy cơ cao tại nước ta. Hiện ghi nhận tại 10/20 địa phương khu vực phía Nam với 113 ca mắc và 6 ca tử vong.
Tỷ lệ tử vong liên quan đậu mùa khỉ ở Việt Nam là 5,1%. Trong khi phía Bắc hiện chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ nào. Giữa tháng 12, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo chủng virus đậu mùa khỉ mới nguy hiểm hơn chủng xuất hiện năm ngoái, triệu chứng nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn, khoảng 10%.
Trong số ca đậu mùa khỉ điều trị tại TP.HCM, nam giới chiếm 97%, nữ giới 3%. Trong đó, nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 88%, phần lớn không dùng bao cao su khi quan hệ, nhiều ca đồng nhiễm giang mai.
Nguyên nhân lây bệnh đậu mùa khỉ có đường lây chính là tiếp xúc gần qua đường tình dục, quan hệ tình dục với người đang nhiễm bệnh... Đa số trường hợp bệnh xảy ra trên nhóm đồng tính nam, người song tính, người có nhiều bạn tình.
Trước sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm mới nổi, ông Nguyễn Vũ Trung nhấn mạnh ngành Y tế địa phương đã và đang chủ động xây dựng Kế hoạch với các phương án ứng phó cụ thể bám sát thực tế với nguồn lực từ địa phương là nòng cốt.
Tổ chức đào tạo liên tục về bệnh truyền nhiễm cho nhân viên Y tế công lập và ngoài lập cũng như bao quát cả điều trị lẫn dự phòng.
Trước bối cảnh đó, dự báo năm 2024 tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam sẽ còn diễn tiến phức tạp, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong cộng đồng để từ đó gắn hoạt động phòng chống dịch là công việc thường xuyên, liên tục của mỗi người dân và các cấp chính quyền, đoàn thể.
Bà nhấn mạnh, công tác giám sát phát hiện ca bệnh được triển khai đầy đủ, từ sớm, từ xa. Hoạt động điều trị được đẩy mạnh từ tuyến Trung ương đến cơ sở thông qua công tác chỉ đạo tuyến hỗ trợ chuyên môn trực tiếp và trực tuyến hàng tuần. Các tuyến y tế dự phòng tích cực và chủ động điều tra, kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bùng phát rộng.
Nhận định về xu hướng thời gian tới, các nhà chuyên môn và cán bộ làm công tác y tế dự phòng cho rằng, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi có thể tiếp tục diễn biên khó lường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh và tác nhân gây bệnh thường xuyên biến đổi, nhất là trong bối canh giao thương, du lịch, di chuyển kết hợp đô thị hóa, biến đổi khí hậu diện rộng và xu hướng dịch chuyển lao động hiện nay càng làm tăng rùi ro bùng phát bệnh.
TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết
Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, những tuần gần đây...
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...