Viêm phổi: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và chăm sóc trẻ
Theo quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF ước tính mỗi năm có hơn 3 triệu em nhỏ bị chết bởi bệnh viêm phổi. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi chiếm 13% trong tất cả các bệnh truyền nhiễm. Bệnh viêm phổi ở trẻ em là một trong những bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cao.
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là bệnh phổi bị nhiễm trùng, các túi khí trong phổi (phế nang) chứa đầy mủ và các chất lỏng khác khiến oxi không thể đi vào máu. Người bị viêm phổi có thể bị sốt hoặc ho, khó thở. Bệnh có thể điều trị khỏi trong 1 - 2 tuần nếu phát hiện sớm.
Bệnh viêm phổi có các loại khác nhau, cụ thể là:
- Viêm phổi thùy: Bệnh do vi khuẩn gây nên, bệnh có thể gây áp xe phổi, tràn dịch màng phổi và có thể gây viêm màng não.
- Viêm phổi phế quản (hoặc viêm phế quản phổi): là bệnh nhiễm khuẩn ở phế quản và nhu mô phổi, có thể làm rối loạn trao đổi khí, dễ gây suy hô hấp và tử vong. Trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng rất dễ mắc bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em
Tùy vào từng độ tuổi cũng như nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ mà có những triệu chứng khác nhau. Nhưng về cơ bản những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em như sau:
1. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sốt cao, thường trên 39 độ. Ở một số trẻ trên 3 tháng sốt trên 39 độ do các nguyên nhân khác, vì vậy cần phải chẩn đoán bệnh kèm theo những dấu hiệu khác.
- Bé mệt mỏi: Viêm phổi ảnh hưởng tới hô hấp, bé hô hấp khó khăn hơn, cần dùng nhiều lực để hít thở hơn nên thường thấy mệt mỏi, nằm li bì, lười hoạt động và ngủ liên tục.
- Bé hay bị khó thở, thở gấp hơn mức bình thường. Thay vì chỉ dùng phần ngực để thở thì bé dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn.
- Ho: Bé có thể ho khan vào thời gian đầu và sau đó có đờm. Đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng.
- Môi và da của bé xanh xao, nhợt nhạt điều này do cơ thể không lấy đủ oxy.
- Bé bị tức ngực hoặc đau bụng.
- Bé bị nôn trớ hoặc tiêu chảy.
- Bé bỏ bú hoặc bú ít, dễ mất nước.
2. Dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ
- Trẻ thở rất nhanh, trong một số trường hợp thì đây là triệu duy nhất của bệnh.
- Trẻ thở như rít hoặc thở khò khè
- Trẻ cố gắng hết sức để thở
- Sốt
- Ho
- Nghẹt mũi
- Ớn lạnh
- Nôn ói
- Đau tức ngực
- Đau bụng, có thể vài trường hợp còn gây tiêu chảy.
- Bé mệt mỏi, ít vận động.
- Trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon.
- Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chính gây viêm phổi thường là do nhiễm vi trùng, virus, vi khuẩn, nhiễm nấm và ký sinh trùng. Hầu hết các trường hợp bị viêm phổi đều là do nhiễm virus. Các loại gây viêm phổi chính là:
- Viêm phổi do vi khuẩn: Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau như liên cầu khuẩn pneumoniae là phổ biến nhất. Ngoài ra còn có các loại liên cầu khuẩn nhóm B, Staphylococcus aureus, liên cầu khuẩn nhóm A.
Khi trẻ bị viêm phổi do các loại vi khuẩn này thường có triệu chứng:
+ Ho có đờm
+ Đau tức ngực
+ Nôn hoặc tiêu chảy
+ Mệt mỏi, không thèm ăn
- Trẻ bị viêm phổi do virus: Bệnh được gây ra bởi các loại virus như virus hợp bài hô hấp RSV(thường gặp nhất ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi), virus Parainfluenza, Virus cúm, Adenovirus.
Các triệu chứng cơ bản giống với viêm phổi do vi khuẩn nhưng quá trình diễn ra chậm hơn, trẻ có thể thở khò khè, ho và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
- Viêm phổi do Mycoplasma : loại viêm phổi này khác so với 2 loại trên, thường gây ra viêm phổi nhẹ, ảnh hưởng tới tất cả các nhóm tuổi.
Các triệu chứng cơ bản của loại viêm phổi do Mycoplasma là:
+ Sốt và ho
+ Ho dai dẳng, thậm chí kéo dài tới 3 - 4 tuần không hết
+ Ho nặng, có thể tiết dịch nhầy hoặc đờm.
+ Một số nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi khác như do hít phải thức ăn, chất lỏng, khí hoặc bụi hoặc do nấm.
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Bất cứ khi nào các bố mẹ cảm thấy nghi ngờ sức khỏe của con mình đều có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Ngoài ra, hãy chú ý tới những dấu hiệu và những triệu chứng của bệnh. Bệnh viêm phổi cần phải được phát hiện sớm, tránh để bệnh đi vào giai đoạn mãn tính chữa rất lâu hoặc rất khó chữa.
Khi các bố mẹ thấy con có những triệu chứng sau đây thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:
- Con ho, sốt, đau đầu và mệt mỏi. Có thể là triệu chứng bệnh viêm phổi dạng nhẹ. Nên đưa con đi khám để xác định chính xác bệnh và điều trị.
- Khi thấy con có các triệu chứng như viêm họng, ho, sốt nhẹ, nghẹt mũi kèm theo đói là chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú (đối với trẻ sơ sinh), mệt mỏi thiếu năng lượng. Đó có thể là biểu hiện của viêm phổi ở trẻ dạng trung bình cần phát hiện sớm.
- Trẻ có những biểu hiện như sốt cao, đổ mồ hôi, xuất hiện cảm giác ớn lạnh, da có hiện tượng đỏ lên, khó thở, thở khò khè. Đó là những dấu hiệu trẻ bị viêm phổi nặng cần đưa đi gặp bác sĩ để có những chẩn đoán đúng và cách chữa trị kịp thời.
Chẩn đoán bệnh như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ em, trẻ sơ sinh các bác sĩ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố về thể lực, làm các xét nghiệm… tùy vào từng trường hợp bệnh để làm xét nghiệm. Những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ như sau:
- X- Quang ngực
- Xét nghiệm máu
- Nuôi cấy đờm
- Chụp CT ngực
- Nội soi phế quản
- Nuôi cấy màng dịch phổi
Tất cả những loại xét nghiệm này sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện tùy vào điều kiện và tình trạng sức khỏe của trẻ.
Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em, trẻ sơ sinh
Đối với trẻ nhỏ, viêm phổi có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, sự phát triển của con. Bệnh viêm phổi nếu không chữa trị và chăm sóc kịp thời có thể gây nên các biến chứng như viêm màng não, nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng tim, trụy tim, kháng kháng sinh, còi xương, kém phát triển. Đa phần biến chứng của bệnh đều rất dễ dẫn tới tử vong, vì vậy cần điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách.
Để điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các bố mẹ nhất thiết phải đưa con đi gặp bác sĩ và có những phương pháp, phác đồ chữa trị tùy vào từng tình trạng bệnh của bé.
Khi điều trị viêm phổi ở trẻ em cũng sẽ có những cách chữa theo từng nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:
- Điều trị bệnh do virus gây nên:
Bệnh do virus và mycoplasma gây nên thì thường không cần sử dụng kháng sinh, có thể tự điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tại nhà đối với những trường hợp bệnh nhẹ.
- Điều trị viêm phổi do vi khuẩn: Đối với tình trạng bệnh do vi khuẩn gây nên cần điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc và liều lượng tùy vào tình trạng bệnh của trẻ.
Khi điều trị viêm phổi ở trẻ nhỏ tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ cần chú ý thêm những điều sau:
+ Tạo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
+ Tăng lượng chất lỏng trong thực đơn hàng ngày lên.
+ Nên sử dụng thêm máy sục hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ để vệ sinh không khí, tăng độ ẩm.
+ Trẻ bị viêm phổi uống thuốc gì? Sử dụng một số loại thuốc trị ho cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ sơ sinh tuyệt đối không tự ý cho dùng thuốc, phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong quá trình được chỉ định chữa viêm phổi cho trẻ tại nhà, nếu trẻ có những dấu hiệu sau phải nhập viện điều trị:
- Trẻ sốt cao kéo dài, khó thở
- Điều trị bệnh dài ngày không khỏi
- Móng tay và môi có màu hơi xanh hoặc xám bởi đó là dấu hiệu phổi không nhận đủ oxy rất nguy hiểm.
- Bị sốt cao: 38,9 độ với trẻ nhỏ, trên 38 độ với trẻ sơ sinh.
- Viêm phổi ở trẻ nhỏ kéo dài bao lâu?
Khi điều trị, hầu hết bệnh do các loại vi khuẩn có thể chữa khỏi trong vòng 1 - 2 tuần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Viêm phổi do virus có thể kéo dài từ 4 - 6 tuần.
- Bệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không?
Bệnh viêm phổi là bệnh truyền nhiễm, bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nguồn bệnh thường được tìm thấy trong chất lỏng từ miệng, họng, mũi của người bệnh vì vậy bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
Khi trẻ bị viêm phổi và sau khi bệnh khỏi cần có chế độ chăm sóc phù hợp giúp trẻ khỏi nhanh, tránh tái phát.
1. Chăm sóc trẻ trong quá trình bị bệnh
Khi trẻ đang bị bệnh việc chăm sóc trẻ cần chú ý thực hiện những điều sau:
- Hạ sốt cho trẻ: Chườm ấm để hạ sốt cho trẻ. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Long đờm cho trẻ bằng cách vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả.
- Vệ sinh cá nhân trẻ sạch sẽ
- Trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?: Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị viêm phổi rất quan trọng, các bố mẹ nên cho trẻ ăn:
+ Các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
+ Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
+ Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống (Không áp dụng đối với trẻ sơ sinh).
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ, giữ ấm cho trẻ.
- Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, nằm ngủ nên gối đầu cao hơn một chút hoặc nằm ngửa, thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để giúp máu lưu thông dễ dàng.
- Trẻ bị viêm phổi có
- Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa? Theo các chuyên gia, trẻ ở lâu trong phòng điều hòa dễ khiến cơ thể mất cân bằng, xuất hiện tình trạng khó ngủ, quấy khóc. Khi trẻ bị viêm phổi nằm điều hòa có thể khiến cơ thể bé dễ chịu hơn nhưng cần chú ý:
+ Không để cửa gió điều hòa hướng thẳng vào nơi trẻ chơi hoặc ngủ.
+ Điều hòa chỉ nên chỉnh ở nhiệt độ 26 - 29 độ, cheneg từ 5 - 7 độ so với bên ngoài.
+ Luôn giữ ấm vùng chân và bụng cho trẻ.
+ Kết hợp dùng thêm máy tạo ẩm, cho trẻ uống nhiều nước.
+ Khoảng 4 tiếng bố mẹ nên tắt điều hòa 1 lần. Khi cho trẻ vào môi trường điều hòa lại cần có một khoảng thời gian ngắn để trẻ thích ứng.
2. Cách chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh
Khi trẻ khỏi bệnh, chế độ chăm sóc sẽ không quá khắt khe như lúc bị bệnh nhưng cũng cần phải đảm bảo:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, đặc biệt là nhóm trái cây có múi tăng vitamin C. Thịt, cá tăng lượng đạm, omega-3…
- Cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, đầy đủ.
- Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ
- Môi trường sống thông thoáng.
Cách phòng tránh bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Một số bệnh viêm phổi có thể ngăn chặn bằng vắc xin. Trẻ được tiêm chủng thông thường có thể chống lại phế cầu khuẩn Haemophilusenzae và ho gà bắt đầu từ 2 tháng tuổi.
- Các loại vắc xin được khuyến khích cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho tới khi 19 tuổi.
- Đối với trẻ sơ sinh sinh non nên điều trị tạm thời chống lại RSV vì nó có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ.
- Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn thông thoáng, không ẩm thấp. Chế độ dinh dưỡng khoa học...
- Cách ly trẻ khỏi những nơi có nguồn bệnh hoặc nghi ngờ có nguồn bệnh tránh tái phát.
Đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em cần phát hiện sớm và có những cách điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của trẻ bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để có những chẩn đoán đúng và xử lý kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...