Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chăm sóc bé tại nhà
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh xảy ra ở đường hô hấp dưới, hay còn gọi là bệnh sưng cuống phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản chưa xuống phổi, chỉ là viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, những bé sinh non, còi xương, hoặc bị suy dinh dưỡng hay là các trẻ đang bị bệnh cúm, sởi, ho gà...
Đa số các trẻ ít bị viêm phế quản mà mắc bệnh viêm tiểu phế quản. Bệnh này khá lành tính và dễ khỏi, thường không để lại biến chứng. Đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi đều có khả năng mắc bệnh này.
Viêm phế quản mạn tính có thể được gây ra bởi các đợt viêm cấp lặp đi lặp lại, gây kích thích và làm suy yếu đường thở theo thời gian, cuối cùng dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
Có một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản ở trẻ, trước hết là do trẻ bị nhiễm các loại virus, một số loại trong đó là virus parainfluenza gây viêm đường hô hấp trên và dưới, virus hợp bào hô hấp (RSV), các loại virus sởi hoặc cúm.
Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ do hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu và chưa ổn định. Trẻ có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với người bệnh, khi chơi đùa sau đó dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
Không khí bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Khi trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít các chất độc hại, bụi bẩn, khói thuốc lá… là tác động và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát tán mạnh hơn
Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh, cơ thể trẻ sơ sinh không thể thích nghi kịp cũng sẽ khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị viêm phế quản.
Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như trẻ sinh non, sức đề kháng yếu, hay phải dùng kháng sinh dài ngày. Trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Mẹ tắm cho bé sai cách hoặc trẻ tắm quá lâu, ngâm mình trong nước lạnh, nhà tắm không được kín gió.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện viêm phế quản ở trẻ sơ sinh dễ nhận thấy nhất là bé có dấu hiệu ho, cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang. Nếu trẻ có những triệu chứng này mà không được điều trị kịp thời sẽ lan đến hai cuống phổi. Chúng làm cho khí quản bị sưng phồng, đỏ tấy và có dịch nhầy bị ứ đọng trong phổi. Và trong trường hợp này sẽ làm trẻ bị sốt trong vài ngày.
Kèm với dấu hiệu trẻ bị sốt là trẻ ho nhiều lên, đau rát cổ họng và xuất hiện đàm có đặc có màu xanh, vàng hoặc xám, trẻ có cảm giác mệt mỏi, quấy khóc. Các triệu chứng có xu hướng nặng hơn vào ban đêm và kéo dài từ 1 – 2 ngày.
Trẻ em bị viêm phế quản không quá nguy hiểm ở giai đoạn mới khởi phát. Điều quan trọng là mẹ phải nhận biết và điều trị đúng cách, phòng ngừa biến chứng.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể gây nên những biến chứng cụ thể như viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp và bệnh mạn tính… Chính vì vậy cha mẹ cần nắm được các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh để xử lý kịp thời, chính xác phòng tránh các diễn biến nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản thường là trẻ dưới 3 tuổi, đây là thời điểm vàng để trẻ phát triển thể chất và trí não. Nếu thường xuyên mắc bệnh trong giai đoạn này, trẻ dễ bị biếng ăn, chậm lớn, còi xương, giảm sức khoẻ và tinh thần, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của trẻ nhỏ.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách
Việc chữa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bé bị viêm phế quản do vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Trường hợp bệnh do virus gây ra thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Bệnh viêm phế quản thường sẽ tự cải thiện trong 7 – 10 ngày.
Để giảm bớt các triệu chứng trong thời gian chờ bé hết bệnh, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây:
- Hạ sốt cho trẻ bằng chườm ấm toàn thân. Chườm ấm đúng cách có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ giảm đến 1°C. Uống thuốc hạ sốt paracetamol khi nhiệt độ trẻ ≥ 38,5°C theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng nước muối sinh lý tự làm hoặc mua ngoài nhà thuốc để giúp bé giảm nghẹt mũi. Bạn chỉ cần nhỏ một hoặc hai giọt vào lỗ mũi bé, sau đó lấy khăn lau.
- Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ uống nhiều nước đường khí ẩm hơn và làm loãng đờm, để trẻ tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn. Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên tăng cường cho bé bú mẹ hoặc bổ sung nước cho trẻ qua sữa công thức.
- Đừng cho bé uống thuốc ho hay cảm lạnh không kê toa. Ho giúp tống xuất đờm khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với dùng thuốc.Cách tốt nhất để giảm ho do viêm phế quản là sử dụng mật ong pha với nước ấm (chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi). Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng virus tốt nên có tác dụng làm dịu cổ họng.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa. Không nên mặc quần áo quá dày và không thấm được mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh.
- Nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia ra làm nhiều bữa trong ngày.
- Khuyến khích con nghỉ ngơi nhiều, khi trẻ nằm nên kê cao đầu sẽ giúp bé dễ thở hơn.
- Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi thấy dấu hiệu bệnh không thuyên giảm sau 2 - 3 ngày. Hoặc thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao không giảm, nôn ói, co giật, khó thở...
Phòng tránh bệnh viêm phế quản cho trẻ khi giao mùa
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp và gây nhiều khó chịu cho trẻ. Các bậc phụ huynh cần chủ động phòng tránh bệnh cho con, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.
- Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng hằng ngày.
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc lá, hoá chất, những người đang mắc bệnh đường hô hấp
- Phòng ngủ và nhà cửa cần sạch sẽ, không khí trong lành. Thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi khô.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh như vắc xin phế cầu, vắc xin cúm…
- Cha mẹ rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và ngủ đủ giấc.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết để chăm sóc trẻ đúng cách, giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...