Viêm kết mạc kiêng gì không dễ trả lời bởi có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này và tùy theo nguyên nhân thì cần kiêng cữ theo một cách khác nhau. Trước hết, hãy hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình trước thì mới biết nên chăm sóc bản thân như thế nào để bệnh mau khỏi.

Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc thường gọi là đau mắt đỏ là một căn bệnh thường gặp, nhất là vào những mùa mưa. Đây là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu hay thường gọi là lòng trắng và kết mạc mi.

Viêm kết mạc thường gọi là đau mắt đỏ là một căn bệnh thường gặp, nhất là vào những mùa mưa - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh có thể xảy ra với tất cả mọi người từ trẻ em đến người trưởng thành cho tới người già. Viêm kết mạc là bệnh dễ mắc phải, dễ lây lan nhưng hoàn toàn có thể điều trị được hoặc tự khỏi sau một thời gian.

Triệu chứng của viêm kết mạc

Viêm kết mạc là bệnh rất dễ nhận biết. Thời gian đầu, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa hoặc nóng ở mắt. Sau đó sẽ thấy nước mắt ra nhiều và càng lúc càng có nhiều ghèn. Và cuối cùng, dấu hiệu dễ nhận ra bệnh nhất chính là đỏ hoặc sưng lòng trắng mắt hoặc bên trong mí mắt.

Viêm kết mạc kiêng gì để mau khỏi bệnh? - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân bệnh viêm kết mạc

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nơi sinh sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Bệnh viêm kết mạc có rất nhiều nguyên nhân từ điều kiện vệ sinh đến thời tiết hoặc môi trường sống. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh có ba nguyên nhân chính.Đầu tiên, viêm kết mạc có thể do các vi rút như adenovirus, herpesviru… gây ra. Lúc này bệnh sẽ xảy ra đồng thời với cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên…

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp thứ hai, bệnh có thể do các loại vi khuẩn độc hại như Streptococcus pneumonia, Haemophilus, Staphylococcus aureus… gây ra. Đối tượng dễ bị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn nhất chính là trẻ em đang trong độ tuổi đi học.

Bên cạnh đó, bệnh có thể do mắt bị dị ứng với những thành phần như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông thú, sương mù, mỹ phẩm… gây ra. Ngoài ra, việc đeo kính áp tròng hoặc dung dịch ống kính hoặc clo trong hồ bơi cũng có thể gây ra bệnh viêm kết mạc.

Viêm kết mạc kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Bị viêm kết mạc cần kiêng gì? Ngoài việc kiêng những loại thực phẩm không tốt cho mắt, bạn cần kiêng những thói quen hoặc hành động không hề tốt trong điều trị viêm kết mạc sau.

Chế độ ăn uống

Thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường

Nhiều người thường đặt câu hỏi đau mắt có kiêng ăn đồ nếp không? Câu trả lời là không chỉ nếp mà tất cả những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và nhiều đường đều không hề tốt cho mắt. Khi bị viêm kết mạc, bạn nên kiêng ăn xôi, ngô, khoai, bánh mì… vì đây là những loại thực phẩm gây nóng trong người, không tốt trong thời gian điều trị bệnh.

Viêm kết mạc kiêng ăn gì? Đầu tiên là thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường - Ảnh minh họa: Internet

Rau muống

Rau muống tùy là một loại thực phẩm bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho sức khỏe. Tuy vậy, loại rau này cũng làm tăng dịch ghèn trong mắt, gây ngứa nên khi ăn rau muống, người bệnh sẽ thấy khó chịu và có xu hướng đưa tay lên dụi mắt. Điều này là hoàn toàn không nên khi bị đỏ mắt nên cần tránh xa rau muống khi điều trị bệnh.

Rau muống cũng là thực phẩm cần kiêng trong khi điều trị viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Đồ uống có ga

Nước ngọt và đồ uống có ga có chứa rất nhiều đường, chất tạo màu và chất bảo quản. Những thứ này không tốt cho dạ dày và càng không có lợi cho sức khỏe, nhất là khi bị bệnh viêm kết mạc. Nạp nhiều đường vào cơ thể trong thời gian này sẽ làm nặng thêm việc nhiễm trùng. Điều này đồng thời cũng khiến bạn mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến việc phục hồi mắt.

Đồ uống có ga không tốt trong quá trình điều trị viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Hàm lượng chất béo cao sẽ khiến tình trạng viêm của bệnh nhân viêm kết mạc càng nặng hơn. Thế nên trong thời gian trị bệnh, cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nên dùng chất béo từ thực vật thay cho chất béo động vật.

Viêm kết mạc kiêng gì? Thực phẩm nhiều dầu mỡ là tuyệt đối tránh - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm gia vị và thực phẩm cay

Những loại gia vị cay như tiêu, ớt có thể khiến chảy nhiều nước mắt. Điều này vừa khiến bạn cảm thấy khó chịu mà càng khiến cho bệnh lâu khỏi. Thế nên, cần tránh xa những gia vị hoặc món ăn cay trong qua trình điều trị bệnh.

Gia vị cay không tốt cho mắt khi bị viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Nếu bị dị ứng với thực ăn gì thì tuyệt đối không nên ăn trong quá trình điều trị viêm kết mạc. Bên cạnh đó thì những thực ăn có hàm lượng protein và đạm cao như thịt bò, cá biển hay những đồ tanh như hải sản… cũng không nên sử dụng.

Viêm kết mạc kiêng gì? Đó là những thực phẩm tanh như hải sản, cá biển - Ảnh minh họa: Internet

Những loại thức ăn này có thể khiến cơ thể tiết nhiều chất Histamine gây ra ngứa và dị ứng làm cho bệnh càng lâu khỏi hơn.

Nhóm chất kích thích

Khi bị bệnh viêm kết mạc, bạn cũng nên chú ý tránh xa rượu bia và các loại đồ uống có cồn. Đây là những loại thực phẩm làm giảm tầm nhìn và khả năng nhận biết nhạy bén của mắt. Chính vì thế bệnh sẽ càng trở nặng hơn.

Rượu bia không tốt cho mắt khi đang điều trị viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Thói quen sinh hoạt

Dụi tay vào mắt

Khi bị viêm kết mạc, nước mắt ra nhiều kéo theo ghèn dẫn đến cảm giác khó chịu ở mắt trong suốt thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, đừng bị khó chịu mà dùng tay dụi mắt hay có bất cứ tác động nào vào mắt. Bàn tay bình thường sẽ có khá nhiều vi khuẩn nên nếu tác động lên mắt, nhất là trong thời gian nhạy cảm có thể gây ra tình trạng xấu hơn.

Viêm kết mạc kiêng gì? Không chỉ có kiêng đồ ăn mà còn nên kiêng một số thói quen xấu - Ảnh minh họa: Internet

Kiêng đi bơi

Trong thời gian bị viêm kết mạc, bạn cần giữ cho mắt thật vệ sinh, vì thế việc đi bơi tiếp xúc với những loại nước chứa nhiều hóa chất là điều không nên. Bên cạnh đó, khi vệ sinh cơ thể nên chú ý đừng để những hóa chất rơi vào mắt sẽ khiến tình trạng viêm tồi tệ hơn.

Không nên đi bơi cho nước tiếp xúc với mắt khi đang bị viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Dùng thuốc nhỏ mắt tùy tiện

Khi biết mình bị viêm kết mạc, nhiều người sẽ tự ý mua thuốc theo hiểu biết của mình về bệnh mà chưa khám mắt kỹ trước. Điều này là không nên vì muốn điều trị dứt điểm và không gây ra biến chứng gì thì phải biết nguyên nhân của bệnh trước. Vì thế, những trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt tùy tiện là không nên.

Đặc biệt cẩn thận khi điều trị bệnh bằng thuốc nhỏ mắt - Ảnh minh họa: Internet

Trang điểm

Thói quen sử dụng quá nhiều mỹ phẩm, Mascara ở vùng mắt có thể là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc. Thế nên khi bị đỏ mắt điều đầu tiên mà các bạn nữ cần đặc biệt lưu ý là ngừng ngay việc trang điểm trong thời gian bị bệnh. Những loại mỹ phẩm trang điểm có thể khiến mắt dễ kích ứng, khiến bệnh nặng hơn và lâu khỏi.

Viêm kết mạc kiêng gì? Bạn nữ nên kiêng trang điểm, nhất là ở vùng mắt - Ảnh minh họa: Internet

Tạm dừng việc đeo kính áp tròng

Cùng với việc ngừng trang điểm thì nên ngừng cả việc đeo kính áp tròng vì đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm kết mạc. Kính áp tròng có thể khiến mắt bị kích ứng, gây ra hiện tượng viêm và khiến bệnh lâu khỏi.

Kính áp tròng là nguyên nhân hàng đầu gây nên dị ứng ở mắt - Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử không hề tốt cho mắt, nhất là trong thời gian mắt gặp vấn đề như thế này. Bạn nên giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử xuống và cho mắt thư giãn nhiều hơn để nhanh khỏi bệnh hơn.

Viêm kết mạc kiêng gì nữa? Không kiêng nhưng nên giảm thời gian dùng thiết bị điện tử - Ảnh minh họa: Internet

Tránh thức khuya

Thức khuya cũng là một thói quen không tốt cho mắt trong thời gian bị bệnh. Vì nếu hoạt động quá nhiều mà không nghỉ ngơi, mắt sẽ rất mệt mỏi và những tổn thương đồng thời cũng lâu lành hơn. Chính vì thế, trong thời gian dưỡng bệnh, tránh thức khuya, tập trung nghỉ ngơi đồng thời uống nhiều nước cho đến khi nào khỏi hoàn toàn.

Không nên thức khuya tạo áp lực cho mắt trong thời gian điều trị bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm kết mạc

Khi xác định được nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc, bạn có thể điều trị tùy theo tình hình của bệnh. Nếu là viêm kết mạc do virus thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Điều bạn cần làm là giữ cho mắt không bị khô bằng nước mắt nhân tạo kèm theo kháng sinh phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn.

Nếu là viêm kết mạc do vi khuẩn gây nên thì cần phải điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt trong một khoảng thời gian. Thuốc kháng sinh ngoài việc giúp bạn mau khỏi bệnh hơn thì còn giảm được khả năng lây lan bệnh cho người khác.

Nên cẩn thận khi tự điều trị viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp, bệnh do dị ứng thì nên tìm ra tác nhân gây ra dị ứng và cách ly một thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh cần điều trị bằng nước mắt nhân tạo, thuốc chống dị ứng để giảm cảm giác khó chịu.

Tuy viêm kết mạc là bệnh có thể tự khỏi trong một số trường hợp người bệnh chăm sóc bản thân tốt. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn thận với căn bệnh này, nhất là khi không nắm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu có những triệu chứng như đỏ mắt kèm theo đau nhức, chảy nước mắt, chảy ghèn, mí mắt sưng to bất thường thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách.

Biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải, nhất là vào mùa mưa. Thế nên không nên để mắc bệnh rồi mới hỏi viêm kết mạc kiêng gì mà cần chủ động phòng bệnh bằng thói quen vệ sinh mỗi ngày.

Trong gia đình, mỗi người nên sử dụng khăn mặt và vật dụng cá nhân riêng. Bên cạnh đó, nên bỏ những thói quen không tốt như dụi mắt hay che miệng mũi khi hắt hơi. Bạn cũng nên có thói quen rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày, nhất là trong trường hợp tiếp xúc với người bệnh.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh dịch viêm kết mạc - Ảnh minh họa: Internet

Những ai thường xuyên sử dụng kính áp tròng thì nên lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp phải tình trạng khó chịu. Nếu làm việc trong những môi trường nhiều khói bụi, hóa chất… thì nên mang kính để bảo vệ mắt.

Cuối cùng, trong chế độ dinh dưỡng, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E... Đây là những chất rất tốt cho mắt.