Viêm da tiếp xúc bội nhiễm - 'dễ mắc nhưng khó chữa', chuyên gia 'mách nhỏ' những thứ thuốc 'cây nhà lá vườn' nhưng hữu hiệu vô cùng!
Dấu hiệu viêm da tiếp xúc bội nhiễm?
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể nhận biết qua các triệu chứng trên da, bao gồm:
Triệu chứng tại chỗ
- Xuất hiện dấu hiệu phát ban đỏ (chủ yếu tại những vị trí có tiếp xúc với yếu tố kích ứng).
- Có dấu hiệu nhiễm trùng tại vị trí phát ban, có thể kèm theo các triệu chứng mụn nước, loét, mưng mủ, rỉ dịch,…
- Những trường hợp thương tổn do viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu.
- Một số bệnh nhân cũng xuất hiện thêm các triệu chứng dày da, khô da và đóng vảy.
Triệu chứng toàn thân
- Triệu chứng toàn thân do viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn.
- Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có các dấu hiệu nhiễm độc toàn thân. Có thể sốt cao từ 39 độ C, hoặc giảm thân nhiệt dưới 36,5 độ C.
- Những trường hợp nhiễm độc toàn thân nặng sẽ có dấu hiệu sốc, trụy tim mạch, suy hô hấp,…
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể xuất hiện sau vài giờ cho đến vài ngày sau khi gặp phải yếu tố kích ứng. Những dấu hiệu thương tổn cũng có thể xuất hiện một thời gian ngắn sau khi da bắt đầu có dấu hiệu thương tổn.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì?
Đầu tiên, hãy tìm hiểu về bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, đó là một bệnh ngoài da xuất hiện do phản ứng với một số yếu tố kích ứng. Đây là một bệnh thuộc nhóm viêm da tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là khi những trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng bị nhiễm vi khuẩn, virus,… có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Đây là dạng viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm, một trường hợp nặng hơn so với viêm da tiếp xúc thông thường.
Tuy viêm da tiếp xúc bội nhiễm có tỉ lệ không cao nhưng cũng không nên chủ quan vì đây là bệnh dai dẳng, dễ tái phát nếu không may mắc phải. Viêm da tiếp xúc dị ứng thường không nguy hiểm nhưng khi có kèm theo bội nhiễm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng.
Nguyên nhân viêm da tiếp xúc bội nhiễm?
Quá trình tiến triển của viêm da tiếp xúc bội nhiễm chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn viêm da và giai đoạn chuyển sang bội nhiễm. Do đó có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này, bao gồm: nhóm nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng và nhóm nguyên nhân gây bội nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng
Thuốc và kháng sinh
Các loại thuốc điều trị, kháng sinh tại chỗ, không phù hợp với da của bệnh nhân có thể dẫn đến phản ứng viêm da (thường gặp nhất là Bacitracin, Polysporin, Neomycin,…) nếu như cơ địa có phản ứng kích ứng và quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Một số loại thuốc dùng ngoài da như Steroid mạnh cũng có thể dẫn đến các phản ứng viêm da. Nhóm thuốc gây tê, đặc biệt là thuốc gây tê tại chỗ như Pramoxine, Diphenhydramine cũng có thể dẫn đến các phản ứng viêm tại vị trí tiêm.
Hóa chất, dung môi
Các sản phẩm hóa chất, dung môi sử dụng trong một số ngành công nghiệp cũng dễ gây kích ứng như:
- Chromium sử dụng trong ngành công nghiệp thuộc da, xi măng, vữa chưa qua xử lý,…
- Chất bảo quản, dung môi trong các sản phẩm thuốc, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, sơn, sản phẩm sáp, đánh bóng và một số chế phẩm khác.
- Các hỗn hợp nước hoa, chất tạo mùi
- Thiomersal có mặt trong một số loại thuốc sát trùng, kháng khuẩn.
Chất liệu kim loại
Một số kim loại có thể dẫn đến các phản ứng viêm sưng trên bề mặt da, đặc biệt là ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Tùy theo mức độ nhạy cảm mà các phản ứng kích ứng có thể khác nhau. Một số kim loại thường gây viêm da tiếp xúc dị ứng gồm có:
- Kim loại Niken có trong nhiều sản phẩm đồ gia dụng, thiết bị điện tử,…
- Cobalt là một trong những kim loại gây kích ứng cho da với tỉ lệ thấp hơn Niken. Cobalt có thể gặp trong các sản phẩm y tế, các loại thuốc nhuộm,…
- Ngoài hai kim loại phổ biến kể trên, một số đơn chất kim loại, muối kim loại và hợp kim khác cũng có thể gây ra dị ứng.
Các yếu tố khác
- Kích ứng từ một số yếu tố như nhựa cây, độc chất của một số thực vật như sồi độc, cây thù du độc,…
- Ảnh hưởng từ chất độc của một số loại côn trùng cũng có thể thúc đẩy các phản ứng viêm sưng.
- Những yếu tố như lông động vật, phấn hoa, đất bẩn, nước bẩn,…
Nguyên nhân gây bội nhiễm
Ở những bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng, vùng da tổn thương có thể chuyển sang bội nhiễm nếu gặp phải một số nguyên nhân như:
- Chăm sóc và vệ sinh vùng da bị thương tổn không đúng cách, khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển trên vùng da bị viêm và dẫn đến bội nhiễm.
- Lạm dụng quá mức các sản phẩm chăm sóc, vệ sinh da có độ kiềm cao cũng có thể khiến cho hàng rào bảo vệ da yếu đi, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng hơn.
- Da thiếu đi các biện pháp bảo vệ, cách ly với những nguyên nhân kích ứng, dị ứng cũng có thể khiến cho vết thương lan rộng, tổn thương nặng và dễ nhiễm khuẩn.
- Những bệnh nhân có sức đề kháng yếu cũng là một trong những đối tượng rất dễ nhiễm khuẩn do các yếu tố từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Trẻ em và người cao tuổi cũng là một trong những đối tượng dễ bị bội nhiễm khi mắc các bệnh ngoài da
Cách chữa trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm?
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là bệnh đã ở dạng thể nặng, việc điều trị cần kịp thời, hiệu quả. Ở giai đoạn bội nhiễm, cách điều trị cần được chọn lọc kỹ càng.
Có thể kể đến một số phương pháp chữa bệnh được người bệnh lựa chọn như sử dụng thuốc tây, mẹo dân gian, hay thuốc Đông y.
Phương pháp chữa bệnh bằng Tây y
Đối với Tây y, quá trình điều trị tập trung vào quy chế kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm ngứa. Một số loại thuốc được sử dụng như:
- Kháng sinh – giúp ngừa vi khuẩn
- Thuốc kháng Histamin, chống dị ứng
- Thuốc kháng dị ứng: Cetirizine, Chlorpheniramine,…
- Các loại thuốc bôi da: Thuốc mỡ kháng sinh, thuốc bôi chứa Corticoid
Các loại thuốc tây chữa viêm da cơ địa bội nhiễm hiện nay có tác dụng giảm ngứa và các triệu chứng bên ngoài của bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Không nên dùng quá liều lượng có thể gây nhờn thuốc, hoặc các tác dụng phụ không đáng có.
Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian
Một số loại cây dân gian được lưu truyền có tác dụng trong việc chữa viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Những loại thảo dược này quen thuộc, dễ tìm và có giá thành rẻ như:
- Lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt tươi rửa thật sạch. Giã nát hoặc bỏ vào máy xay nát cùng 1 chút muối. Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 1-2 lần.
- Lá trầu không: Có thể sử dụng lá trầu không để đắp lên da. Một số trường hợp, người bệnh có thể dùng nước đun lá để ngâm, rửa vết thương. Mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần.
- Cây vòi voi: Cây vòi voi có một lượng nhẹ độc tố. Do đó nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng, tránh gây ngộ độc, kích ứng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia về cách sử dụng loại cây này. Có thể tận dụng phần thân hoặc lá cây để giã nhuyễn đắp lên vùng da bệnh.
- Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và 1 ít muối. Rửa thật sạch rồi vò nát để tinh chất của lá thoát ra ngoài. Bỏ vào nồi nước đun sôi lên cùng 1 chút muối cho tinh chất của lá tan ra trong nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Tận dụng phần lá để chà xát lên vùng da bị tổn thương.
- Trà xanh: Dùng 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch sau đó đem đun sôi. Nước đun pha ấm dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da tổn thương. Phần bã trà cũng có thể tận dụng để đắp lên da.
Tuy nhiên phương pháp này có nhiều hạn chế như: dược tính của các loại thảo dược này còn yếu, hiệu quả không cao. Việc chọn lựa và tự điều chế không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng. Ở giai đoạn bội nhiễm, người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn cách điều trị. Chữa bệnh không đúng cách có thể khiến bệnh trở nặng, tái phát nhiều lần thậm chí gây biến chứng nguy hiểm.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....