Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Mẹ phải làm sao để giúp con?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược vào thực quản. Trào ngược thường xảy ra do bé có cơ thắt thực quản dưới (cơ nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn chặn sự di chuyển ngược của thức ăn) kém phát triển.
Sự kích thích gây ra bởi thức ăn và axit dịch vị đã kích hoạt các tế bào thần kinh gây co thắt cơ hoành, dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
2. Trẻ ăn quá nhiều, quá no
Cho bé ăn sữa mẹ quá nhiều có thể khiến dạ dày của bé đầy hơi và khó chịu. Sự phình to đột ngột của ổ bụng kéo theo cơ hoành gây ra cơn co thắt. Điều này làm cho em bé của mẹ bị nấc.
3. Bé nuốt quá nhiều không khí
Nếu em bé của mẹ bú bình, bé có thể nuốt phải một lượng không khí quá mức vì sữa chảy ra từ bình thường nhanh hơn sữa từ vú của mẹ. Luồng khí nuốt vào gây ra các triệu chứng tương tự như khi bé ăn quá nhiều, dạ dày bị phình to sẽ dẫn đến nấc cụt.
4. Dị ứng
Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số protein được tìm thấy trong sữa công thức hoặc thậm chí trong sữa mẹ, từ đó gây ra viêm thực quản. Như một phản ứng bình thường của cơ thể, cơ hoành sẽ rung lên thường xuyên gây ra tiếng nấc ở trẻ sơ sinh.
Trong một số trường hợp, dị ứng có thể được kích hoạt bởi sự thay đổi thành phần của sữa mẹ do một số loại thực phẩm người mẹ tiêu thụ.
5. Hen suyễn
Nếu em bé của mẹ bị hen, phế quản bị viêm dẫn đến hạn chế luồng không khí vào phổi. Điều này gây ra tình trạng thở khò khè, từ đó dẫn đến tăng chuyển động co thắt của cơ hoành gây ra tiếng nấc.
6. Hít phải chất kích thích trong không khí
Trẻ sơ sinh có hệ thống hô hấp rất nhạy cảm, bất kỳ chất kích thích trong không khí như khói, ô nhiễm hoặc hương thơm nồng có thể khiến trẻ bị sặc, ho. Ho liên tục gây áp lực lên cơ hoành, cơ hoành rung lên khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
7. Giảm thân nhiệt
Đôi khi nhiệt độ cơ thể giảm có thể khiến cơ bắp của trẻ co lại. Điều này có thể dẫn đến sự co thắt cơ hoành, khiến em bé xuất hiện cơn nấc.
Đừng hoảng sợ nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt, mẹ hãy cảnh giác và phân tích lý do, trong một vài trường hợp mẹ phải mang trẻ đến bác sĩ nhi khoa.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Theo bác sĩ William Sears, bác sĩ nhi khoa nổi tiếng người Mỹ, cho trẻ ăn quá nhiều chính là nguyên nhân phổ biến gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Không nên cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình với lượng sữa quá nhiều trong một lần vì nó có thể gây hại cho trẻ.
Giữ trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi một góc 35 - 45 độ, điều này sẽ cho phép dòng sữa chảy qua thực quản vào dạ dày dễ dàng hơn. Nếu trẻ đủ lớn để ngồi, mẹ có thể cho bé bú bình ở tư thế ngồi.
Nếu trẻ tạo ra quá nhiều tiếng ồn khi mút sữa, có lẽ trẻ đang nuốt phải rất nhiều không khí. Mẹ nên điều chỉnh núm vú trong miệng trẻ sao cho ít khe hở nhất, đảm bảo rằng miệng của bé bao phủ toàn bộ núm vú.
Thường xuyên làm sạch và rửa bình sữa của bé để ngăn ngừa sự tích tụ cặn sữa trên núm vú. Sự tắc nghẽn núm vú khi trẻ ăn sữa có thể khiến bé hút không khí nhiều hơn và gây ra nấc cụt.
Mẹ phải làm gì khi trẻ bị nấc cụt?
1. Cho trẻ ngậm một ít đường
Đây đã là phương pháp lâu đời mỗi khi chúng ta bị nấc cụt. Nếu em bé của mẹ đủ lớn để ăn một số thức ăn rắn, hãy đặt một ít hạt đường dưới lưỡi của trẻ.
Trong trường hợp bé còn quá nhỏ, mẹ có thể nhúng núm vú giả của bé hoặc ngón tay của mẹ vào một ít nước đường (mới khuấy) và đưa vào miệng trẻ. Đường có thể làm giảm căng thẳng trong cơ hoành, ngăn chặn cơn nấc cụt của bé.
2. Massage lưng cho bé
Đây là cách trực tiếp hơn để đối phó với nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Đặt em bé ở tư thế ngồi thẳng, nhẹ nhàng xoa lưng lên đến vai theo chuyển động tròn. Hãy nhẹ nhàng với động tác tay của mẹ và đừng tạo quá nhiều áp lực lên lưng bé. Việc này sẽ nới lỏng sự căng thẳng trong cơ hoành của bé và giúp bé hết nấc.
3. Đánh lạc hướng bé
Bất cứ khi nào trẻ rơi vào cơn nấc cụt, hãy thử đánh lạc hướng bé bằng một hoạt động trò chơi mà bé thích hoặc đung đưa món đồ chơi yêu thích trước mặt trẻ.
Nấc cụt là do co thắt cơ. Thường được kích hoạt bởi các xung thần kinh, sự thay đổi kích thích thần kinh cảm ứng có thể khắc phục cơn nấc của bé nhanh chóng.
4. Cho bé uống nước
Lưu ý rằng, không có sự ủng hộ khoa học nào về lợi ích của việc uống nước để khắc phục cơn nấc. Tuy nhiên, đây lại là một trong những giải pháp phổ biến nhất mà các bà mẹ thường dùng để làm dịu cơn nấc ở trẻ sơ sinh. Đôi khi nước có thể làm dịu sự khó chịu ở hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng nấc cụt ở trẻ.
Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Có một số biện pháp khắc phục nấc cụt chỉ phù hợp với người lớn nhưng mẹ không bao giờ được áp dụng với trẻ nhỏ.
1. Làm bé giật mình hoặc hoảng sợ
Đừng cố gắng làm trẻ giật mình để đánh lạc hướng hoặc dọa bé để khiến bé ngừng nấc. Một tiếng nổ lớn từ một túi nhựa thổi phồng thường được sử dụng để cắt cơn nấc người lớn, tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương màng nhĩ nhạy cảm của trẻ sơ sinh, thậm chí khiến bé sợ đến mức bị chấn thương đại tràng do ị ra bỉm.
2. Cho trẻ ăn kẹo chua
Kẹo chua có tác dụng với người lớn nhưng không có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng vậy. Ngay cả khi bé đã hơn 12 tháng, mẹ cũng không nên cho bé ăn kẹo chua hoặc các đồ ăn chua khác để giảm bớt nấc cụt.
Hầu hết các loại kẹo chua có chứa axit, có thể không tốt cho sức khỏe của con bạn.
3. Vỗ mạnh vào lưng bé
Xương của bé vẫn là những cấu trúc sợi dẻo, bất kỳ cú vỗ mạnh nào cũng có thể khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, không bao giờ được vỗ lưng em bé để ngăn cơn nấc cụt.
4. Kéo lưỡi hoặc kéo chân tay
Như đã đề cập ở trên, xương và khớp của trẻ chưa đủ khả năng chịu được lực kéo. Không nên kéo lưỡi hoặc kéo tay chân của bé để ngăn chặn cơn nấc.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt đều có thể ngăn chặn và khắc phục một cách khéo léo, mẹ nên chú ý tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh để bé yêu tránh được cơn nấc cụt đáng ghét.
Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/causes-and-steps-to-deal-with-baby-hiccups_00346971/#gref
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.