Hằng năm, Tết Trung Thu được tổ chức đúng vào ngày 15/8 âm lịch (tức Rằm tháng 8). Năm 2023, Trung Thu 2023 sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 29/09 dương lịch. Theo quan niệm xưa, Trung Thu là dịp lễ đoàn viên để mọi người cùng nhau quây quần, phá cỗ trông trăng. Trung Thu còn được coi là tết thiếu nhi. Đây là dịp để trẻ nhỏ được vui chơi, rước đèn, múa lân...
 
Việc cúng rằm Trung thu hay cúng rằm tháng 8 cũng mang theo nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đó là cách để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng để cầu mong cả nhà bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn.
Việc cúng rằm Trung thu hay cúng rằm tháng 8 cũng mang theo nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Vào ngày 15/8 âm lịch năm nay có các khung giờ đẹp để mọi người có thể tham khảo cúng rằm Trung thu:

- Giờ Mão (5 giờ - 7 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.

- Giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ): giờ Hoàng Đạo, Tứ đại cát thời.

- Giờ Tỵ (9 giờ - 11 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, Phúc tinh quý nhân.

- Giờ Mùi (13 giờ - 15 giờ): giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.

- Giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ): giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.

Vị trí cúng rằm tháng 8 âm cũng không cần cầu kỳ như rằm tháng Giêng hay rằm tháng 7 âm lịch. Gia chủ có thể bày mâm cỗ và làm lễ ngay tại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần linh

Thông thường, vào ngày Trung thu, sau khi thực hiện lễ cúng, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng phá cỗ, trông trăng, chia sẻ tâm sự. Do đó, lễ cúng cũng thường được tổ chức vào đúng ngày rằm - ngày Tết Trung thu.

Về thời gian cúng, nếu lễ cúng vào buổi sáng 15 âm thì nên cúng trước 9-10 giờ sáng. Nếu làm lễ cúng vào buổi chiều 15 âm thì phải cúng lễ xong trước 6-7 giờ tối. Tuy nhiên, cũng giống như ngày rằm khác, gia chủ có thể chọn cúng sớm hơn cho phù hợp với điều kiện, khả năng của gia đình. Tức là gia chủ có thể làm lễ cúng sớm vào ngày 14/8 âm lịch.

Tùy theo phong tục của địa phương, điều kiện của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8 âm cho phù hợp

Vị trí cúng rằm tháng 8 âm cũng không cần cầu kỳ như rằm tháng Giêng hay rằm tháng 7 âm lịch. Gia chủ có thể bày mâm cỗ và làm lễ ngay tại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần linh. Mâm cúng và các lễ vật được đặt dưới bàn thờ.

Tùy theo phong tục của địa phương, điều kiện của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8 âm cho phù hợp. Thông thường, mâm cúng sẽ có bánh nướng, bánh dẻo, các loại trái cây tươi, hoa tươi, hương, đèn, nến... Bánh nướng và bánh dẻo được coi là hai món quan trọng nhất trong mâm cỗ dịp Trung Thu. Các loại trái cây bày lên mâm cỗ Trung Thu có thể là hồng ngâm, hồng dỏ, dưa hấu, táo, chuối, lựu...
Văn khấn Rằm tháng 8 phổ biến nhất
 
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.