Vì sao có hiện tượng mang thai ra máu nâu?
Hiện tượng ra máu trong thai kỳ thông thường không quá nguy hiểm, chị em có thể tự theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, có không ít trường hợp mang thai ra máu nâu lại là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN MANG THAI RA MÁU NÂU
+ Trứng được thụ tinh: Trứng và tinh trùng gặp nhau, xảy ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử. Âm đạo xuất hiện một chút dịch nhầy có lẫn vệt máu hồng hoặc ngả nâu. Điều này cho thấy trứng đã làm tổ trong buồng tử cung an toàn. Các hormone mang thai xuất hiện nhiều hơn khiến niêm mạc bị bong nên mới xuất hiện chút máu.
+ Mất 1 thai: Các mẹ mang bầu đa thai phải cẩn thận với hiện tượng này. Nếu mất một thai phải cẩn thận giữ gìn nếu không sẽ mất thai còn lại.
+ Dọa sảy thai: Mẹ bầu có thể bị đau bụng dưới âm ỉ, ra máu nâu nhưng cổ tử cung không mở, các thành phần của thai vẫn trong buồng tử cung. Nếu được phát hiện sớm động thai bác sĩ sẽ can thiệp y khoa và yêu cầu thai phụ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ngược lại nếu chị em thấy đau bụng nhiều, chảy máu liên tục thì có thể khối thai đã đi qua ống cổ tử cung gây sảy thai.
+ Chửa ngoài dạ con: Mang thai ra máu nâu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung. Khi có biểu hiện mang thai, chị em nên siêu âm để biết chính xác thai đã làm tổ trong buồng tử cung hay chưa, để đề phòng mang thai ngoài tử cung sẽ vô cùng nguy hiểm.
+ Mắc bệnh phụ khoa: Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng cổ tử cung đều có thể gây chảy máu. Trường hợp này cần được khám phụ khoa càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp trước khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng gây sảy thai.
+ Chuyển dạ: Ra máu cũng là một trong số biểu hiện cho thấy thai phụ sắp sinh, nhưng nó chỉ xuất hiện ở những tuần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu mang thai tháng thứ 7 cũng có thể ra máu nâu là cảnh báo sinh non.
MANG THAI RA MÁU NÂU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, việc ra chút máu nâu hoặc đỏ là hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, chị em cũng không nên chủ quan, coi thường. Tốt nhất, khi phát hiện có điều bất thường, bạn nên chủ động tư vấn hoặc thăm khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo hoặc ổ bụng để đánh giá chính xác tình trạng phôi thai, nhau thai, cơ quan sinh dục của mẹ bầu có bất thường không.
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định khám thai của thầy thuốc. Điều chỉnh lại thói quên sinh hoạt, lịch làm việc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp mẹ và bé cùng khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.