Chanh giàu vitamin C - một chất có tác dụng như chất chống oxy hóa và có vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch rất tốt. Ngoài ra chanh còn có tác dụng giúp giảm cân, chống lại cảm giác đói và thèm ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu biết cách sử dụng, nước chanh sẽ đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, với một số người chống chỉ định với nước chanh, khi uống vào sẽ gây hại cho sức khỏe.

 Nếu biết cách sử dụng, nước chanh sẽ đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Người bị đau dạ dày: Uống quá nhiều nước chanh sẽ làm các bệnh dạ dày trầm trọng hơn. Không những vậy, nó còn là “thủ phạm” gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng như cổ họng có cảm giác nóng rát, ợ nóng, nôn và buồn nôn.

Xuất hiện cơn đau nửa đầu: Nước cốt chanh có tính axit sẽ gây ra các vấn đề tiêu hóa, dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên. Mặt khác, trong chanh cũng chứa axit amin tyramine làm cho máu dồn lên não bất ngờ, gây ra những cơn đau đầu không rõ lý do.

Đi tiểu nhiều bất thường: Nước chanh có công dụng như một chất lợi tiểu. Vì vậy, loại nước này không chỉ làm tăng tần suất đi tiểu mà còn khiến cơ thể mất nước. Tính axit trong chanh còn gây kích ứng bàng quang, làm bạn cứ buồn tiểu mãi không thôi.

Nước chanh có công dụng như một chất lợi tiểu. Ảnh minh họa: Internet

Người bị loét miệng, nhiệt miệng: Do tính axit cao trong chanh có thể kích thích bệnh nặng hơn dù vết lở rất bé.

Người đang đói bụng: Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.