Đu đủ chín vừa ngon ngọt vừa bổ dưỡng những đại kỵ với 4 nhóm người này
Trong đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, protit, 0,9% chất béo, xenlulôzơ (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin....
Đặc biệt, lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.
Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hóa mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.
Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80mg vitamin C. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các axit gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Trong Đông y, đu đủ chín vị ngọt, tác dụng nhuận tràng, tiêu thực, thông đại tiện. Đu đủ xanh tác dụng làm mềm thịt dai, dễ tiêu. Lá đu đủ có thể tẩy sạch máu mủ, sát trùng vết thương, trị rửa vết thương bị lở loét, tẩy máu mủ dính ở vải sợi. Nhựa đu đủ tác dụng sát khuẩn. Hoa đu đủ chưng chữa ho, sốt. Rễ đu đủ trị rắn cắn.
Những người không nên ăn đu đủ
Người có hệ tiêu hóa yếu: Đu đủ chữa táo bón, khó tiêu, giúp nhuận tràng nhưng đó là đối với người bình thường, có hệ tiêu hóa tốt còn với người có hệ tiêu hóa kém thì lượng chất xơ cao trong đu đủ dễ khiến phân cô đặc, cứng lại và gây ra tình trạng táo bón. Còn với người hay bị tiêu chảy, khi ăn đu đủ dạ dày sẽ cần sử dụng nhiều nước hơn để tiêu hóa hết các chất xơ có trong quả này và đồng thời nếu cơ thể bạn đang đối phó với bệnh tiêu chảy, lượng nước cơ thể bị mất sẽ cao hơn, tình trạng tiêu chảy sẽ thêm nghiêm trọng.
Người bị máu loãng: Với người đang bị loãng máu nên tránh ăn đu đủ chín vì đu đủ làm giảm công dụng của thuốc chống loãng máu. Bên cạnh đó, người vừa mới phẫu thuật để vết thương nhanh liền sẹo, bạn cũng không nên ăn đu đủ, vì loại trái cây này khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ làm máu khó đông, vết thương lâu lành.
Người có tiền sử bị bệnh liên quan đến dạ dày: Trong đu đủ có nhiều nhựa, chất xơ, chúng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều để tiêu hóa nên với những người đang hoặc đã từng mắc các bệnh về dạ dày, việc ăn đu đủ dễ gây rối loạn tiêu hóa, sau khi ăn thường bị các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi, đau bụng,… Cho nên, bạn nếu có tiền sử bị bệnh về dạ dày hạn chế hoặc không nên ăn đu đủ.
Người mắc bệnh vàng da: Đang bị bệnh vàng da mà ăn nhiều trái cây có chứa Beta - Caroten như đu đủ dễ khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Thế nên, trong khi bị vàng da hoặc mới vừa hết bệnh, bạn nên tránh, không ăn đu đủ. Nếu lỡ ăn nhầm nên liên hệ bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay ngon miệng. Dưới đây là cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon mà bạn nên tham khảo!
Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này
Chế độ ăn hoàn hảo để giảm axit uric bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và một số loại đồ uống nhất định.
Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch
Một số loại hạt khô không chỉ là một món ăn nhẹ lành mạnh mà nó còn rất tốt để tăng cường sức khỏe tim mạch khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải.