U nang buồng trứng xoắn thường khó phát hiện nhưng những triệu chứng mà căn bệnh này mang lại vô cùng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh u nang buồng trứng xoắn cũng như làm thế nào để chữa trị hiệu quả.

U nang buồng trứng xoắn là gì?

U nang buồng trứng là loại bệnh phụ khoa phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Từ bé gái trước dậy thì cho đến cụ già đã mãn kinh, người bình thường đến phụ nữ mang thai đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Mức độ và tình trạng bệnh khác nhau tùy vào từng khối u. Tỉ lệ nang buồng trứng thường chiếm khoảng 5-10% ở nữ giới.

Và u nang buồng trứng xoắn là một trong những biến chứng của bệnh u nang buồng trứng. Thông thường, các khối u nang buồng trứng có hai dạng: có cuống và không có cuống. U nang buồng trứng xoắn thường xảy ra với các khối u có trọng lượng vừa phải, đường kính từ 8-10cm, cuống dài. Những khối u này rất dễ bị xoắn. Tuy nhiên những u nang và nang hoàng tuyến sau nạo thai trứng cũng dễ bị xoắn.

U nang buồng trứng xoắn là một trong những biến chứng của bệnh u nang buồng trứng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, u nang buồng trứng xoắn có thể gây bí trung đại tiện, nếu kích thước u lớn có thể chèn ép các cơ quan xung quanh gây các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu khó nếu chèn bọng đái, phù hai chi dưới nếu chèn ép hệ tĩnh mạch, táo bón nếu chèn ép trực tràng,...

Hai hình thức biểu hiện u nang buồng trứng xoắn

Xoắn cấp tính

Tình trạng bệnh xảy ra đột ngột, xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, có thể ngất đi, huyết áp ổn định, cảm thấy buồn nôn, nôn, mặt tái xanh, vã mồ hôi, hoảng hốt,... Khối u di động hạn chế, dùng tay khám ấn vào rất đau.

Xoắn bán cấp

Tình trạng bệnh gây ra cơn đau âm ỉ, khi thay đổi tư thế thì giảm hoặc hết đau do xoắn đã được tháo. Bệnh thỉnh thoảng tái phát, có thể gây xoắn cấp tính nên u nang bị xoắn mạnh, không thể về vị trí ban đầu.

Nguyên nhân u nang buồng trứng xoắn

U nang buồng trứng xoăn thường xuất hiện do các nguyên nhân sau:

Phụ nữ sau khi sinh, tử cung bị kéo giãn khiến khối u di chuyển và nguy cơ xoắn cao.

Khi bị u nang buồng trứng, nếu bạn không tiến hành thăm khám và điều trị, các khối u sẽ phát triển và có xu hướng xoắn lại. Các dạng u dễ gặp biến chứng xoắn như u nang nước buồng trứng, u nang nhầy,…

Những phụ nữ bị u nang buồng trứng thường có thói quen vận động nhiều làm cho khối u di chuyển liên tục và bị xoắn lại.

Do tính chất của dạng u nang buồng trứng có đặc điểm cuống dài, không bám dính với các tổ chức xung quanh và bề mặt trơn nhẵn.

U nang buồng trứng xoắn do nhiều nguyên nhân gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn

U nang buồng trứng xoắn thường có triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như bên dưới bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị hợp lý:

Bị đau bụng đột ngột, dữ dội và đau khắp vùng bụng. Nếu xoắn chậm và không nghiêm trọng, những cơn đau sẽ dịu đi. Cũng có trường hợp cơn đau nhẹ hơn nhưng lại âm ỉ.

Thường xuất hiện điểm đau khu trú ở một bên hốc chậu phải có u nang buồng trứng xoắn.

Người bệnh cảm thấy buồn nôn, có thể bị nôn mửa.

Với những người có u nang quá to, sẽ gây chèn ép các cơ quan quanh ổ bụng. Điều này gây ra các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu khó (chèn ép bọng đái), táo bón (chèn ép trực tràng), phù hai chi dưới (chèn ép lên hệ tĩnh mạch).

Người bệnh có thể bị sốt khi xoắn buồng trứng đến muộn và có biến chứng hoại tử buồng trứng.

Bệnh nhân bị đau bụng đột ngột, dữ dội và đau khắp vùng bụng - Ảnh minh họa: Internet

U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng xoắn được coi là biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng. Nếu u nang buồng trứng có cuống chị bị xoắn nhẹ hay còn gọi là xoắn bán cấp thì có thể trở về vị trí cũ. Trường hợp nặng hơn, u nang không thể trở về vị trí ban đầu. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, u nang có thể bị hoại tử và vỡ do mạch máu bị xoắn lại làm gián đoạn quá trình nuôi dưỡng. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm màng bụng (viêm phúc mạc) có thể dẫn đến tử vong.

Với trường hợp sản phụ bị u nang buồng trứng xoắn, các bác sĩ cần can thiệp để mổ lấy khối u sớm nhất tránh ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ. Còn khi xoắn u nang khi mang thai xảy ra dễ gây ra nguy cơ sinh non hay sảy thai.

U nang buồng trứng xoắn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa u nang buồng trứng xoắn

Phương pháp điều trị u nang buồng trứng xoắn thường được áp dụng là phẫu thuật. Phương pháp này gồm mổ mở và phẫu thuật nội soi với các mức độ như sau:

Cắt bỏ u

Phẫu thuật cắt bỏ nội soi u nang buồng trứng có cuống chưa bị vỡ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ sớm hồi phục sức khỏe.

Tháo xoắn buồng trứng

Để thoát khỏi tình trạng xoắn u nang buồng trứng, các bác sĩ thực hiện việc tháo xoắn. Điều này sẽ giúp hồi phục mạch máu nuôi dưỡng và phòng ngừa hoại tử buồng trứng.

Cắt bỏ u và buồng trứng

Với trường hợp một phần buồng trứng bị hoại tử, bác sĩ sẽ bóc tách khối u và cắt bỏ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, đảm bảo chức năng của buồng trứng còn lại.

Phương pháp điều trị u nang buồng trứng xoắn thường được áp dụng là phẫu thuật - Ảnh minh họa: Internet

Mổ cấp cứu khi có biến chứng viêm phúc mạc

Khi u nang buồng trứng bị vỡ khiến viêm phúc mạc, bác sĩ sẽ mổ cấp cứu để loại bỏ u nang và làm sạch mủ trong bụng. Ngoài ra, việc phẫu thuật này cần có sự kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng.

Làm gì để phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng xoắn?

U nang buồng trứng xoắn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời như mất chức năng sinh sản hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy, bạn cần chủ động thực hiện những cách phòng ngừa đơn giản mà hiệu quả như sau:

Thăm khám phụ khoa định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và chữa trị hiệu quả.

Bệnh u nang buồng trứng xoắn hiếm phát sinh triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, nữ trên 18 tuổi nên khám phụ khoa 1 lần/năm để phát hiện bệnh và chữa trị đúng cách.

Với những bệnh nhân bị u nang buồng trứng nên tích cực điều trị để kiểm soát sự tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản cần đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp đã mổ u nang buồng trứng thì cũng nên tái khám để xem có bị tái phát hay không.

Xây dựng chế độ dung dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, giảm bệnh tật.

Tăng cường vận động thể thao, các hoạt động thể chất để điều hòa hormone, duy trì cân nặng.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về chứng u nang buồng trứng xoắn. Bạn cần xem xét kỹ các dấu hiệu, nguyên nhân để tìm cách chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.