Tè dầm

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác gây nên bệnh này như sử dụng rượu bia, thuốc lá, bị rối loạn hoóc môn chống lợi tiểu, bàng quang nhỏ, bị sỏi niệu đạo... Lo lắng cũng là nguyên nhân khiến người trưởng thành đái dầm.

Căn bệnh này không chỉ thuộc lĩnh vực tiết niệu mà còn liên quan đến một số chuyên khoa khác như tâm thần, thần kinh. Vậy nên, muốn xác định rõ nguyên nhân, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ.

 

Chảy nước dãi

Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân có thể do thường ngày có thói quen ăn quá nhiều gia vị như ớt, hồ tiêu, bồ tạt... hoặc bữa tối ăn quá no. Ngoài ra cũng có thể do rối loạn đường tiêu hóa hoặc loét dạ dày - hành tá tràng (dịch vị tăng tiết kích thích thần kinh thực vật), rối loạn giấc ngủ hoặc thần kinh bị căng thẳng.

Vì vậy những người hay chảy nước miếng không nên ăn nhiều gia vị, bữa tối không nên ăn quá no, tinh thần luôn luôn thoải mái tránh căng thẳng, không để thiếu ngủ. Lúc ngủ, nên nằm ở tư thế ngửa, thẳng người, kê đầu lên gối. Khi đó nước bọt sẽ chảy về đáy hàm. Nếu không được thì người bệnh nên đi khám ở khoa tiêu hóa.

Đổ mồ hôi đêm

Nếu bạn thường thấy lưng áo mình ướt đẫm mồ hôi, nhiều lúc tỉnh dậy buổi sáng mà người ướt như vừa bước ra từ phòng tắm. Trước tiên, bạn thử cải thiện tình trạng này bằng cách giảm nhiệt độ phòng ngủ và mặc quần áo thoáng mát hơn.

Nếu tình trạng không cải thiện, có thể nguyên nhân là do hormone trong cơ thể có sự thay đổi. Tình trạng tuyến giáp và thời kỳ mãn kinh có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn vào ban đêm.