Tự tử ở trẻ vị thành niên - Dấu hiệu cảnh báo nào cho các bậc cha mẹ?
Theo dữ liệu từ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) năm 2020, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 24. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics đã so sánh các đặc điểm và yếu tố dẫn đến tự tử giữa trẻ em tiểu học (5-11 tuổi) và thanh thiếu niên (12-14 tuổi). Kết quả chỉ ra rằng trẻ em tử vong do tự tử thường gặp các vấn đề về mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Cả hai nhóm đều có khả năng bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Trong khi thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị trầm cảm hoặc rối loạn nhịp tim thì trẻ em có nhiều khả năng bị rối loạn thiếu tập trung, có hoặc không có chứng tăng động.
Dấu hiệu cảnh báo tự tử ở trẻ em
1. Những thay đổi trong hành vi cơ bản
Hãy lưu ý nếu nhận thấy những thay đổi về hành vi không thường xảy ra. Mặc dù hành vi tự tử thường đi kèm với các triệu chứng trầm cảm, bạn cũng có thể nhận thấy những dấu hiệu qua sự thay đổi sau:
- Thay đổi thói quen ngủ (quá nhiều, quá ít, mất ngủ hoặc thức đêm)
- Thay đổi thói quen ăn uống (ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít)
- Xa cách gia đình và bạn bè (cách ly xã hội)
- Các triệu chứng tâm thần: đau đầu, đau bụng, các cơn đau nhức khác mà không thể giải thích được lý do.
2. Những thay đổi ở trường
Việc trẻ trải qua những thăng trầm, khó khăn trong quá trình học tập là điều hoàn toàn bình thường, nhưng một hành vi thay đổi tiêu cực có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được giúp đỡ.
- Giảm kết quả học tập
- Giảm tương tác với giáo viên và các bạn ở trường
- Thiếu quan tâm đến trường học
- Từ chối học
- Mất hứng thú với các hoạt động bình thường hàng ngày (chơi, thể thao, hoạt động ngoại khóa)
3. Bận tâm về cái chết
Đôi khi trẻ em nghĩ về cái chết, đặc biệt là khi chúng đang gặp phải mất mát hoặc nghe thấy những tin tức bi thảm. Mối quan tâm đến cái chết, nghiên cứu các cách để chết hoặc nói về cái chết của chính mình có thể là những dấu hiệu báo động. Hãy để ý những dấu hiệu cảnh báo sau:
- Những câu hỏi thường gặp về cái chết hoặc tìm cách chết
- Nói về cái chết hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu bản thân chết đi (ví dụ: “Bạn sẽ không nhớ tôi khi tôi chết, tôi ước tôi đã chết, tôi sẽ không làm phiền bạn nữa khi tôi đi.”)
4. Cảm giác tuyệt vọng
Những đứa trẻ có ý định tự tử có thể thể hiện cảm giác tuyệt vọng về tương lai. Hãy chú ý khi nghe thấy các em nói những điều thể hiện sự bất lực, không thể làm gì để giải quyết vấn đề và cảm thẩy không ai có thể giúp đỡ mình.
5. Di chúc trẻ em
Một số các em sẽ cho đi “tài sản” yêu thích của mình hoặc sẽ nói với cha mẹ, anh chị em, bạn bè rằng ai nên nhận những “tài sản” đó. Mặc dù cha mẹ có thể cảm thấy các em chỉ đang đùa hay suy nghĩ lung tung, nhưng điều này cùng với một số thay đổi trong thái độ khác có thể báo hiệu rằng các em đang có ý định tự tử.
6. Viết hoặc vẽ về cái chết hoặc tự tử
Trẻ nhỏ thường diễn đạt những cảm xúc mãnh liệt bằng lời nói, nhưng đôi khi các em cũng viết hoặc vẽ để thể hiện cảm xúc. Nên lưu ý các bài thơ, câu chuyện hoặc bức tranh miêu tả cảnh tự tử hoặc các tác phẩm và tranh vẽ thường xuyên về cái chết.
7. Những thay đổi đáng kể trong tâm trạng
Nếu con bạn đột ngột chuyển từ trạng thái bình tĩnh, vui vẻ sang hung hăng, hoàn toàn thu mình hoặc rất lo lắng, thì bạn nên quan tâm, chú ý đến con nhiều hơn.
Ngoài những dấu hiệu cảnh báo trên, cũng có một số dấu hiệu thể hiện nguy cơ trẻ tự tử, chẳng hạn như:
- Từng cố gắng tự tử trước đây (bất kể mức độ nghiêm trọng như thế nào)
- Trải qua mất mát (điều này có thể bao gồm đau buồn và mất mối quan hệ do ly hôn hoặc gia đình bất hòa)
- Bị bắt nạt trong thời gian dài
- Tiền sử gia đình từng tự tử hoặc cố gắng tự sát
- Bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực
- Tiếp cận súng cầm tay
- Bốc đồng
- Từ chối gay gắt
- Cảm giác tuyệt vọng
- Cảm thấy bản thân như một gánh nặng
Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong hành vi, thái độ của trẻ, cha mẹ nên quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với con để tìm ra vấn đề. Bạn nên lắng nghe con một cách cởi mở và thể hiện sự đồng cảm với con.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.