Tư thế cho bé bú đúng cách mẹ bỉm sữa nên biết
Nội dung bài viết
Sau thai kỳ, ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bỉm sữa còn cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Trong đó, vấn đề quan trọng không kém chính là tư thế cho bé bú đúng cách. Trong những tháng đầu, bé chưa thể tự ăn do vậy chất dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ, nhưng cho bé bú như thế nào cho đúng cách thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những tư thế cho trẻ đúng cách để đảm bảo bé được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
Tư thế cho bé bú đúng cách qua kiểu ngồi
Tư thế ngồi là một trong những tư thế cho bé bú phổ biến, thường được mẹ dùng để cho bé bú trong rất nhiều trường hợp. Trong mỗi cữ bú thời gian có thể kéo dài đến 30 phút. Vì vậy, khi cho bé bú ngồi, tư thế cho trẻ bú đúng cách là tìm chỗ ngồi có điểm tựa thật thoải mái, có thể ngồi trên giường hay sử dụng ghế ngồi.
Tư thế ngồi cho bé bú dễ thực hiện nhất là mẹ để bé nằm ôm vào lòng, hai tay của mẹ tạo thành vòng cung vững chắc. Mẹ dùng tay cùng phía với bầu ngực bé muốn bú để đỡ bé. Với tư thế này, mẹ cần đảm bảo cho đầu, lưng và mông của bé nằm trên một đường thẳng. Để bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mình sao cho bụng và ngực của bé tiếp xúc với bụng của mẹ.
Với tư thế này, sai lầm của mẹ là để bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ để đầu bé nghiêng về phía ngực mẹ. Điều này sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu khi bú mẹ đồng thời làm ảnh hưởng tới cổ của bé.
Tư thế nằm cho con bú đúng cách
Nếu mẹ không đủ sức khỏe để cho bé bú ngồi, mẹ có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bé bú. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa nên sớm tập ngồi dậy và đi lại sau khi sinh để giúp khí huyết lưu thông, cách thức này làm cho sức khỏe mau hồi phục hơn.
Tư thế cho các bé song sinh bú đúng cách
Khi mẹ để hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng được hoàn toàn lượng sữa mẹ do khi một bé bú bên này thì sữa ở bầu ngực bên kia cũng sẽ ra theo. Tư thế bú đúng cách đối với các bé song sinh như sau:
- Đầu tiên mẹ đặt hai bé song song với bên hông của mình, để hai chân bé được thoải mái phía sau lưng mẹ.
- Mẹ để đầu bé hướng về phía trước đồng thời mặt áp vào đầu vú của mình.
- Để tránh cho mẹ bị mỏi tay cũng như dễ dàng cho việc nâng đỡ cơ thể của cả hai bé, mẹ có thể sử dụng khăn hay gối chữ U lót ở phía dưới. Lưu ý ở tư thế này mẹ không nên đặt bé tựa hoàn toàn xuống gối hay khăn, làm như vậy sẽ khiến cho bé không bú được sữa mẹ.
- Để thực hiện tư thế này, mẹ nên làm với lần lượt từng bé một, khi một bé đã ổn định vị trí ở một bên mới bế bé còn lại vào vị trí đối diện.
- Mẹ bỉm sữa sinh đôi cũng cần lưu ý, dù là sinh đôi hay song sinh nhưng không có nghĩa sức bú của cả hai bé sẽ tương đương với nhau. Mẹ sẽ có lúc gặp phải trường hợp một bé bú yếu hơn bé còn lại. Với bé bú yếu hơn trong việc ngậm và bắt vú mẹ, mẹ nên cho bé bú trước. Khi mẹ đã ổn định được bé bú yếu thì mới bắt đầu cho bé bú mạnh hơn vào vị trí ngực còn lại để bú.
- Người mẹ cũng nên thay đổi vị trí qua lại giữa hai bé và bầu ngực trái phải để lượng sữa tiết ra ở cả hai bên đều nhau đồng thời đầu vú của mẹ không bị chênh lệch. Hơn thế nữa, cách làm này sẽ giúp cho mắt của hai bé hoạt động cân đối hơn.
Để có tư thế cho bé bú đúng cách mẹ bỉm chỉ cần thực hiện theo những bước rất đơn giản. Bài viết đã nêu lên những cách thức cho bé bú đúng cách với trường hợp một bé và trường hợp cả hai bé bú cùng lúc. Trong hai kiểu cho bé bú là ngồi và nằm, tư thế ngồi cho bé bú được các chuyên gia khuyên mẹ sử dụng nhiều hơn. Vì nó tốt cho cả sức khỏe của mẹ và khả năng bú của bé. Chính vì vậy, nếu có thể mẹ hãy cho bé bú ngồi với những bước nêu trên để đảm bảo bé được hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ và có một cơ thể thật khỏe mạnh.
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính...
'Ngược dòng' dư luận dạy 3 con gái thành thiên tài cờ vua
Với mong muốn chứng minh rằng 'Thiên tài không được sinh ra, mà được giáo dục và đào tạo nên',...
'Thủ phạm' phổ biến gây ung thư cổ tử cung
Các yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, đối tác nhiễm HPV, điều kiện...
Một sai lầm khi hạ sốt khiến bé trai nhập viện đã viêm màng não
Bệnh nhi 9 tuổi được chẩn đoán viêm màng não sau 2 ngày sốt cao, sưng góc hàm nhưng chỉ...