Tự chữa đau xương khớp, cụ bà suy tuyến thượng thận
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa điều trị cho nữ bệnh nhân là N.T.Đ (64 tuổi, xã Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) bị mắc suy tuyến thượng thận do thuốc.
Trước đó, bà Đ. có tiền sử đau xương khớp nhiều năm, dùng nhiều loại thuốc tê giảm đau không rõ nguồn gốc kết hợp bệnh đái tháo đường đang điều trị theo đơn ngoại trú tại bệnh viện. Cách ngày nhập viện 3 ngày, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi nhiều, buồn nôn, khó thở, ho khạc đờm nhiều.
Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc chậm, đau mỏi xương khớp, yếu mỏi cơ, khó thở sau những cơn ho, có hội chứng Cushing như béo vùng trung tâm, mặt to tròn, rậm lông vùng ria mép, da mỏng có nhiều đám xuất huyết, hội chứng nhiễm trùng.
Qua thăm khám, nữ bệnh nhân được chẩn đoán bị suy tuyến thượng thận do thuốc, rối loạn điện giải, viêm phổi và đái tháo đường type 2. Người bệnh được điều trị bệnh suy tuyến thượng thận bằng thuốc Glucocorticoid theo phác đồ của Bộ Y tế, điều chỉnh đường máu bằng insulin và điều trị các bệnh kèm theo theo phác đồ.
Sau 10 ngày điều trị, tình trạng người bệnh tiến triển tốt, đỡ mệt mỏi, đỡ ho, không buồn nôn, không khó thở, kiểm soát được đường huyết. Hiện bệnh nhân đã được ra viện, tiếp tục dùng thuốc theo đơn và khám hàng tháng theo hẹn.
Theo các bác sĩ, suy tuyến thượng thận do thuốc là bệnh thường gặp nhất trong lâm sàng và có biến chứng nặng nề như suy tuyến thượng thận cấp, suy kiệt rối loạn điện giải nặng, nhiễm trùng cơ hội. Đây là hậu quả của tình trạng lạm dụng thuốc corticoid kéo dài không có kiểm soát. Thường gặp trong các bệnh lý xương khớp, bệnh về máu, hen phế quản... đặc biệt, trong thời gian gần đây, một số bệnh nhân sử dụng các thuốc đông y không rõ nguồn gốc, thuốc giảm đau, chống dị ứng nhưng lạm dụng liều lượng.
Các biểu hiện lâm sàng tới khi có các triệu chứng rõ ràng, tùy thuộc vào căn nguyên, thời gian dùng thuốc và cường độ sản xuất quá mức glucocorticoid. Người bệnh có các triệu chứng: Khó chịu, yếu mệt, đau cơ, sút cân, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, trầm cảm, béo phì vùng trung tâm tăng dần bao gồm mặt, cổ, bụng, ngực, mặt tròn đỏ, rối loạn chức năng tuyến sinh dục, teo da và bầm tím ngoài da, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp, rậm lông và trứng cá, thiểu xương, loãng xương, gãy xương…
Khi có các dấu hiệu mắc suy tuyến thượng thận, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để khám và chẩn đoán, điều trị, tránh suy tuyến thượng thận cấp gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.