Vai trò của gan đối với sức khỏe

Gan đảm nhiệm nhiều trọng trách và có khả năng làm việc bền bỉ vì gan hoạt động liên tục 24/24. Cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần để gan thực hiện nhiều vai trò quan trọng như: chống độc, giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại như rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc điều trị bệnh… bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành không độc hoặc ít độc rồi thải ra ngoài qua hệ bài tiết. Ngoài ra, gan còn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng khác như: vai trò tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng, vai trò dự trữ, miễn dịch bảo vệ cơ thể…

Từ 1 đến 3 giờ sáng là lúc kinh mạch gan hoạt động mạnh nhất, nếu gan yếu thì giấc ngủ sẽ bị rối loạn. Ảnh minh họa: Internet

Thói quen thức khuya thường xuyên dẫn đến thiếu ngủ và ảnh hưởng đến chức năng tự sửa chữa của gan và gây ra tác động đến các bộ phận khác. Và nếu thường xuyên bị tỉnh dậy lúc nửa đêm thì đó rất có thể là dấu hiệu nhắc nhở bạn đang gặp phải các vấn đề về gan.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng là lúc kinh mạch gan hoạt động mạnh nhất, nếu gan yếu thì giấc ngủ sẽ bị rối loạn, gây tỉnh giấc bất thường. Đây là dấu hiệu cơ bản cho thấy gan đã ở trong tình trạng dưới mức khỏe mạnh.

Thức khuya ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe gan. Ảnh minh họa: Internet

Việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan có thể thông qua chế độ ăn uống đơn giản với nhiều loại thực phẩm có lợi cho việc phục hồi.

Cách bảo vệ gan đúng cách để luôn khỏe mạnh

Giảm stress: Stress thường xuyên cùng với rối loạn giấc ngủ dẫn đến sự tưới máu ở gan, làm cho quá trình nuôi dưỡng tế bào gan bị gián đoạn và khiến chức năng lọc gan suy giảm.

Ngủ đủ giấc: Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, khoảng thời gian từ 23h đến 1h sáng hôm sau là lúc gan làm việc tích cực nhất, gan thải độc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Từ 1h đến 3h túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và máu. Nhưng nếu bạn thức khuya, gan dễ bị tổn hại do tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan.

Chế độ ăn uống khoa học: Để tăng cường sức khỏe cho gan, thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Lưu ý, nên hạn chế các loại thức ăn có hàm lượng calo cao, chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng… và đường.

Nên chọn những thực phẩm tốt cho gan. Ảnh minh họa: Internet

Uống đủ nước: Nước giúp quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ ở gan diễn ra tốt hơn, ngược lại cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng quá trình tích tụ mỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải độc cơ thể của gan.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn: Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể đốt cháy chất béo và giúp phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia.

Thanh lọc cơ thể và gan bằng bồ công anh hoặc hạt chùm ngây

Cách tốt nhất để chăm sóc gan là sử dụng các sản phẩm ăn kiêng tự nhiên có tác dụng thanh lọc cơ thể như bồ công anh hoặc hạt chùm ngây.

Bồ công anh: Nó rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, khoáng chất và chất phytochemical. Nghiên cứu trong những năm gần đây đã phát hiện ra rằng taraxacum chứ trong cây bồ công anh có thể giúp gan loại bỏ độc tố và giúp khôi phục lại sự cân bằng nước và điện giải cho cơ thể.

 Ăn một vài hạt trước khi đi ngủ để dưỡng gan và bảo vệ gan tốt hơn. Ảnh minh họa: Internet

Chùm ngây: Ăn một vài hạt trước khi đi ngủ để dưỡng gan và bảo vệ gan tốt hơn. Loại hạt này có thể thúc đẩy quá trình đào thải chất thải trong cơ thể, hạn chế mọc mụn. Hạt chùm ngây không chỉ giàu chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột già mà còn có tác dụng giải độc rất tốt.