Trời rét đậm, ăn nhiều loại rau "hoàng đế" để trị cảm lạnh, bổ gan, làm món gì cũng ngon
Cải cúc là một loại rau thông dụng, thanh mát, thơm ngon, giàu hương thơm, giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và các loại axit amin rất nên ăn vào mùa đông.
Khi nhiệt độ dần giảm xuống, mùa đông lạnh giá kéo theo hàng loạt thách thức đối với sức khỏe con người.
Vào thời điểm này, loại rau cải cúc là lựa chọn hàng đầu cho bạn để bồi bổ sức khỏe.
Từ thời xa xưa, cải cúc đã được mệnh danh là món “rau Hoàng đế”, “vua của các loại rau” và thường xuyên có mặt trong những bữa tiệc cung đình.
Theo nghiên cứu, loại rau này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và nhiều vitamin A, B, C…
Cải cúc có khả năng giúp phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể nên rất thích hợp sử dụng trong những ngày rét đậm rét hại như hiện nay.
Loại rau này lại có công hiệu trị chứng hồi hộp, tim đập mạnh, đánh trống ngực, mất ngủ, tâm phiền bất an… Cải cúc có trong nhiều bài thuốc trị cảm cúm, chữa ho, trị đau đầu, hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa...
Do đó, bạn đừng chần chừ gì mà không mua loại rau này về để chế biến những món ngon phòng bệnh cho gia đình nhé.
Để thưởng thức tốt hơn dinh dưỡng của cải chúc, bạn có thể thử một số cách nấu ngon như cải cúc trộn mộc nhĩ, cải cúc xào, canh viên thịt cải cúc.
Món 1: Cải cúc trộn mộc nhĩ
Nguyên liệu: Cải cúc, mộc nhĩ, gừng, gừng, tỏi, kê, muối, dầu mè, dầu ăn.
Cách làm:
- Rửa sạch và cắt rau cải cúc thành từng đoạn, cho nước vào nồi và đun sôi. Cho rau vào và chần trong 30 giây. Ngâm mộc nhĩ vào nước ấm cho mềm. Sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước và thái thành từng miếng nhỏ, chần qua nước sôi.
- Cho rau cải cúc và mộc nhĩ ra đĩa, đun nóng chảo với dầu lạnh, cho ớt kê, tỏi băm vào xào thơm, thêm muối vào xào đều. Sau đó đổ hỗn hợp dầu nóng này vào đĩa rau. Khi ăn trộn đều cải cúc và mộc nhĩ cho ngấm gia vị, tỏi ớt rồi thưởng thức.
Món 2: Rau cải cúc xào
Nguyên liệu: Cải cúc, tỏi băm, dầu ăn, muối.
Cách làm:
- Cải cúc rửa sạch và cắt khúc từng đoạn ngắn. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Cho dầu vào chảo, đun nóng rồi cho tỏi băm vào xào cho đến khi có mùi thơm. Thêm rau cải cúc vào xào đến khi chín. Thêm lượng muối thích hợp cho vừa ăn và đảo đều rồi bắc ra thưởng thức.
Món 3: Canh thịt viên rau cải cúc
Nguyên liệu: Rau cải cúc, thịt heo, hành củ, gừng tỏi, trứng, muối, tiêu.
Cách làm:
- Rau cải cúc rửa rạch, cắt nhỏ. Thịt lợn băm nhỏ, cho thêm hành củ, gừng, tỏi băm nhỏ và nước tương nhạt vào trộn đều. Đổ già nửa rau cải cúc đã thái nhỏ vào trộn đều rồi vo thành từng viên thịt - rau nhỏ.
- Cho nước vào nồi, đun sôi rồi thả viên thịt - rau vào nấu cho đến khi chín. Sau đó thả nốt rau cải cúc còn lại vào canh. Thêm muối, hạt tiêu vừa miệng rồi bắc ra dùng khi nóng.
Vào mùa đông lạnh giá, bổ sung thêm “món ăn hoàng đế” trên bàn ănmột cách thích hợp để chống chọi lại giá rét.
Các món ăn từ loại rau này không chỉ có tác dụng bổ gan, giảm hỏa mà còn cung cấp dưỡng chất dồi dào giúp dễ ngủ, đặc biệt thích hợp cho người trung niên và người cao tuổi.
Những món ăn cải cúc thơm ngon giúp chúng ta ấm áp và tràn đầy năng lượng trong mùa lạnh.
Chúc bạn thành công khi chế biến món ngon từ loại rau này!
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”