Triệu chứng ung thư vú giai đoạn đầu
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có thể phát hiện sớm.
Theo Bệnh viện K, bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Ung thư vú có thể chữa khỏi 100% nếu được phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm giảm dần khi bệnh được phát hiện và điều trị muộn hơn.
Ở giai đoạn đầu, chị em có thể nhận thấy sự thay đổi ở vú khi khám vú hàng tháng hoặc những cơn đau nhỏ bất thường dường như không biến mất.
Các dấu hiệu sớm của ung thư vú bao gồm:
- Thay đổi hình dạng của núm vú.
- Cơn đau ở vú không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo.
- Nổi u cục mới không biến mất sau kỳ kinh tiếp theo của bạn.
- Tiết dịch núm vú từ một bên vú có màu trong, đỏ, nâu hoặc vàng.
- Mẩn đỏ không rõ nguyên nhân, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy hoặc phát ban trên vú.
- Sưng tấy hoặc một khối u xung quanh xương đòn hoặc dưới cánh tay.
- Một khối cứng với các cạnh không đều có nhiều khả năng là ung thư.
Các dấu hiệu của ung thư vú ở giai đoạn sau bao gồm:
- Núm vú bị thụt vào trong.
- Phì đại một bên vú.
- Bề mặt vú bị lõm xuống.
- Một khối u hiện có lớn hơn.
- Da có kết cấu "vỏ cam".
- Chán ăn.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Hạch to ở nách.
- Tĩnh mạch nổi lên trên vú.
Có một hoặc nhiều triệu chứng này không nhất thiết có nghĩa là bạn bị ung thư vú. Ví dụ, tiết dịch ở núm vú cũng có thể do nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn hãy đi khám để được đánh giá đầy đủ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào.
Tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.
Các chị em nên tự khám vú sau kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất; cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua tuổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2, có kinh sớm, không sinh con...), nên đi khám, tầm soát ở lứa tuổi sớm hơn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....