Đó có thể là do họ không nhận ra các triệu chứng của mình, hoặc có một số triệu chứng bất thường như hơi thở thơm và các mảng da sẫm màu.

Hơi thở thơm là một triệu chứng hiếm gặp và mọi người dễ bỏ qua dấu hiệu này của bệnh tiểu đường.

 Trên thực tế, các triệu chứng tiểu đường có thể không được phát hiện trong nhiều năm.

Lượng đường trong máu cao, tác động của việc cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoạt động, tất cả đều khiến bạn cảm thấy không khỏe.

Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tiểu đường là:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
  • Luôn luôn khát nước
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Giảm cân không nguyên do
  • Ngứa xung quanh dương vật hoặc âm đạo của bạn hoặc liên tục bị tưa miệng
  • Vết cắt hoặc vết thương lâu lành hơn
  • Nhìn mờ

Nhưng hãy tìm hiểu tiếp dưới đây để biết liệu bạn có đang xuất hiện một số triệu chứng hiếm hay không.

Qun sát làn da

Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên bị rối loạn da do lượng đường trong máu cao, ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh.

Thường thấy hơn ở những người trước khi được chẩn đoán là một tình trạng được gọi là bệnh gai đen.

Đó là tình trạng làn da sẫm màu mịn như nhung, thường xuất hiện ở sau gáy.

Tiến sĩ Julietta Gusarova, một bác sĩ thẩm mỹ làm việc với RegenLab, cho biết: “Bệnh gai đen cũng có thể được phát hiện ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, nơi da có nếp gấp, chẳng hạn như lòng bàn tay, nách hoặc háng, ở nhiều người.

"Ngoài màu sắc có thể nhìn thấy liên quan đến chứng rối loạn, một số người làn da được cảm thấy dày hơn."

Bệnh gai đen có thể được điều trị bằng cách điều trị nguyên căn - bệnh tiểu đường.

Hơi thở của bạn có thể tiết lộ cơ thể bạn đang chuyển hóa thức ăn như thế nào.

Nếu bạn bị tiểu đường, và hơi thở có mùi thơm - thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA), một căn bệnh đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Đây là khi cơ thể bước vào trạng thái ketosis, một trạng thái như chế độ ăn kiêng keto với lượng thực phẩm carb thấp.

Khi không có đủ glucose trong cơ thể để đốt cháy năng lượng, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để thay thế. Điều này tạo ra xeton, một triệu chứng của nó là hơi thở có mùi như đồ ngọt.

Theo Cơ quan Kiểm tra Bệnh tiểu đường Quốc gia Vương quốc Anh, DKA ảnh hưởng đến khoảng 4% số người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở quốc gia này.

Nhưng nó xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Các chỉ số khác của DKA, có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi cơ thể thiếu glucose, bao gồm cảm giác ngày càng khát nước và khô lưỡi, đi tiểu thường xuyên, ốm và đau bụng.

Đau đớn khi ngủ

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh sức khỏe của một người, bao gồm cả đời sống tình dục của họ.

Một trong những dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là tưa miệng ở cả nam và nữ.

Nhưng Tiến sĩ Agnieszka Nalewczynska, chuyên gia tư vấn phụ khoa làm việc với RegenLab cho biết, quan hệ tình dục cũng có thể rất khó chịu đối với phụ nữ.

Cô cho biết: “Khô âm đạo là mối quan tâm thường xuyên nhất về sức khỏe tình dục liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ.

“Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và viêm nhiễm ở phụ nữ - cả hai yếu tố này có thể khiến quan hệ tình dục không thoải mái.

"Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên (UTIs), điều này có thể dẫn đến việc quan hệ tình dục trở nên đau đớn và không thoải mái hơn."

 Ủ rũ

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể khiến bạn cảm thấy bối rối, lo lắng, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn hoặc hành động khác thường.

Tiến sĩ Sneha Kothari, chuyên gia tư vấn nội tiết tại Bệnh viện Toàn cầu ở Mumbai, chia sẻ với Health Shots: “Khi lượng đường trong máu liên tục tăng và giảm, thay đổi tâm trạng được xem như một triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường”.

Khi lượng đường trong máu cao, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, tụt tâm trạng.

Ngứa ran và tê đau

Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các dây thần kinh (bệnh thần kinh), thường là ở bàn chân, gây ra cảm giác ngứa ran hoặc đau.

Theo báo cáo của Health, có khoảng 10 đến 20% những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đã có một số tổn thương thần kinh liên quan đến căn bệnh này.

Tiến sĩ Ronald Tamler, Giám đốc Viện Tiểu đường Lâm sàng Mount Sinai, cho biết trong giai đoạn đầu, điều này có thể khó nhận thấy.

Ông cho biết: “Bạn có thể cảm thấy đau ran ở bàn chân, mất cảm giác hoặc giảm thăng bằng.

Bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm lượng máu cung cấp đến bàn chân của bạn và gây mất cảm giác, đồng nghĩa với việc vết thương cũng không được lành.

Đây là một vấn đề lớn đối với những người có tình trạng bệnh - khoảng 175 ca cắt cụt chi do bệnh tiểu đường được thực hiện mỗi tuần ở Anh.