Trước khi tìm hiểu cách trị viêm lỗ chân lông bằng muối, hãy cùng đọc sơ qua về một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm lỗ chân lông.

Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông

Viêm lỗ chân lông thường là do nhiễm vi khuẩn, phổ biến là Staphylococcus Aureus hoặc tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm nấm, virus hoặc các chấn thương vật lý ngoài da đều có thể gây viêm lỗ chân lông - Ảnh minh họa: Internet

Một số tác nhân và yếu tố có thể dẫn đến viêm lỗ chân lông bao gồm:

- Cạo râu.

- Thắt hoặc cột tóc quá chặt.

- Quần áo chật hoặc ma sát vào da.

- Lông mọc ngược.

- Thường xuyên đổ mồ hôi hoặc sử dụng các sản phẩm gây kích thích các nang lông.

- Sử dụng các sản phẩm gây tắc da như sản phẩm chứa dầu khoáng.

- Có các bệnh lý về da như mụn trứng cá hoặc các bệnh viêm da.

- Da bị tổn thương, bao gồm xuất hiện các vết cắt hoặc vết cắn của côn trùng.

- Nhiễm trùng da do vi khuẩn.

- Nguồn nước ô nhiễm.

- Hệ thống miễn dịch suy yếu do các bệnh tự miễn (như HIV) hoặc sử dụng một số loại thuốc.

Các dạng viêm lỗ chân lông thường gặp

Viêm lỗ chân lông có rất nhiều biến thể với các triệu chứng giống nhau. Các dạng phổ biến bao gồm:

Viêm lỗ chân lông do tụ cầu khuẩn

Đây là dạng viêm nang lông phổ biến nhất. Bệnh xuất hiện khi da nhiễm vi khuẩn, phổ biến là tụ cầu khuẩn. Dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm gây nên các nốt mụn nước sưng, ngứa, màu trắng và có chứa mủ trong da.

Vi khuẩn thường chỉ tồn tại trên da. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết cắt hoặc vết đốt của côn trùng. Ngoài ra, việc sử dụng chung dao cạo râu với người nhiễm tụ cầu khuẩn có thể khiến bạn nhiễm khuẩn nếu vô tình gây ra vết cắt trên da.

Viêm lỗ chân lông do tắm bồn nước nóng

Viêm lỗ chân lông do bồn nước nóng (tên khoa học là Hot Tub Folliculitis) là tình trạng người bệnh nhiễm vi khuẩn khi sử dụng bồn nước nóng hoặc bể nước nóng. Trong các bồn nước không được làm sạch đúng cách có thể tồn tại vi khuẩn Pseudomonas.

Các vi khuẩn này có thể tấn công bề mặt da và gây viêm nang lông. Bệnh gây nên những vết sưng đỏ, ngứa, nổi mụn nước chứa mủ. Các triệu chứng thường xuất hiện vài ngày sau khi sử dụng bồn nước nóng chứa vi khuẩn.

Viêm lỗ chân lông do nấm

Nấm men hoặc các loại nấm khác có thể gây viêm nang lông. Các triệu chứng phổ biến thường da gây mụn mủ đỏ, ngứa khắp cơ thể, bao gồm cả mặt và cổ.

Nhiễm trùng nấm men thường gây viêm lỗ chân lông ở lưng và dẫn đến tình trạng viêm nang lông mạn tính, có nghĩa là bệnh có thể không điều trị được hoặc có nguy cơ tái phát rất cao - Ảnh minh họa: Internet

Viêm lỗ chân lông do lông mọc ngược

Lông mọc ngược là một dạng kích ứng da khiến lông không thể mọc bình thường. Tình trạng này có thể gây tắc lỗ chân lông gây viêm, nổi mụn nước ở lỗ chân lông. Lông mọc ngược thường phổ biến ở người tóc hoặc lông xoăn tự nhiên, cạo lông quá ngắn.

Viêm chân lông do thuốc

Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc thường xuyên có thể gây tắc và viêm lỗ chân lông. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng Steroid, Isoniazid, Liti carbonat hay một số loại thuốc chống động kinh đều có thể gây viêm lỗ chân lông.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm lỗ chân lông

Trong hầu hết các trường hợp, ở giai đoạn đầu viêm lỗ chân lông có biểu hiện như bệnh mề đay mẩn ngứa. Các nốt mẩn có hình dạng giống như da gà, màu đỏ, vàng cánh gián hoặc trắng ngà như mụn mủ.

Theo thời gian, các nốt mụn này có thể phát triển, lây lan sang vùng da lân cận và hình thành một vùng viêm nang lông - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nang lông, có thể cấp tính hoặc mãn tính. Các triệu chứng khác bao gồm:

- Xuất hiện các vết sưng nhỏ màu đỏ trên da.

- Nổi nhiều mụn đầu trắng.

- Xuất hiện các nốt mụn lớn chứa nhiều mủ.

- Da bị viêm, đỏ, ngứa, rát, châm chích, đau.

- Sốt nhẹ.

Viêm lỗ chân lông có lây không?

Hầu hết các loại viêm lỗ chân lông đều không lây nhiễm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, một số tác nhân truyền nhiễm (như nước trong bồn tắm nước nóng) có thể khiến vi khuẩn tự do di chuyển và gây ra viêm lỗ chân lông.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua các con đường như:

- Tiếp xúc da trực tiếp

- Sử dụng chung dao cạo râu hoặc khăn tắm

- Dùng chung bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi

Bên cạnh đó, viêm lỗ chân lông có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Việc gãi, làm tổn thương da sau đó chạm vào các bộ phận khác có thể gây lây nhiễm vi khuẩn và viêm viêm nang lông. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây lan đến các bộ phận khác và gây bệnh.

Công dụng của muối trong điều trị viêm lỗ chân lông

Muối là nguyên liệu khá phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Trị viêm lỗ chân lông bằng muối là phương pháp tự nhiên với cách thực hiện đơn giản, có thể làm tại nhà nên được rất nhiều người áp dụng.

- Muối có tính kháng khuẩn mạnh nên có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Đồng thời, làm giảm các nốt đỏ và tình trạng ngứa rát do viêm nang lông gây ra nhưng không bào mòn da.

- Muối giúp tẩy đi các tế bào chết, loại bỏ các tuyến bã nhờn, ngăn chặn tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây mụn và viêm hiệu quả.

- Muối có thể cung cấp và duy trì độ ẩm cho da, ngăn chặn tình trạng ngứa ngày và giảm sần sùi nhanh chóng.

- Một công dụng khác của muối là se khít lỗ chân lông, thúc đẩy các chức năng của lớp biểu bì, giúp làm nhỏ các lỗ chân lông, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.

Với những công dụng trên, muối được sử dụng để điều trị viêm lỗ chân lông rất hiệu quả, an toàn và tiết kiệm - Ảnh minh họa: Internet

Một số loại muối có thể sử dụng

- Muối thô: Là loại muối được cô đọng và cào lại tại biển, có chứa nhiều khoáng chất có lợi nhưng vẫn bị lẫn tạp chất.

- Muối i ốt: Là loại muối được sử dụng để nấu ăn hàng ngày, muối này đã được qua tinh chế.

- Muối quý: Muối quý được lấy ở những vùng biển có chứa các khoáng chất đặc trưng.

- Muối hỗn hợp: Muối được trộn thêm một số thành phần hữu cơ như bã cà phê, tinh dầu…

Cách trị viêm lỗ chân lông bằng muối

Sử dụng trực tiếp muối tắm

Đây là một phương pháp nhanh gọn và đơn giản, nếu không có thời gian bạn có thể áp dụng phương pháp này.

Cách thực hiện: Lấy 1 thìa muối tắm hòa tan vào cốc nước ấm. Tắm rửa cơ thể sạch sẽ, dùng khăn mềm hoặc bông thấm vào cốc nước muối chà nhẹ lên vùng da bị viêm. Thực hiện cách này khoảng 2 lần/ngày sẽ nhanh chóng đẩy lùi viêm và sần sùi trên da.

Sử dụng muối và nước cốt chanh

Chanh là nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất và có khả năng kháng viêm tốt. Khi kết hợp, muối và chanh sẽ trở thành một hỗn hợp để điều trị viêm lỗ chân lông hiệu quả, được nhiều người áp dụng - Ảnh minh họa: Internet

Cách thực hiện: Cho 1/2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa cà phê muối tắm vào trộn đều. Dùng tăm bông bôi trực tiếp hỗn hợp trên lên da. Chà xát nhẹ nhàng để các các tinh chất bên trong muối và chanh thẩm thấu vào da, tăng thêm hiệu quả sát khuẩn và làm sạch da. Massage nhẹ nhàng và để trong 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Thực hiện phương pháp điều trị này khoảng 2 – 3 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả.

Sử dụng muối và sữa chua

Trong sữa chua có chứa các dưỡng chất làm mềm và sáng da, giúp làn da khỏe mạnh, mịn màng. Khi kết hợp muối với sữa chua không đường để tắm, chứng viêm lỗ chân lông sẽ được khắc phục - Ảnh minh họa: Internet

Cách thực hiện: Trộn 1 thìa cà phê muối tắm với 1 hộp sữa chua không đường, khuấy đều. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, đặc biệt là ở vùng bị viêm nang lông. Thực hiện bằng phương pháp này khoảng 1 – 2 lần/ngày và liên tục trong 10 ngày thì tình trạng viêm chân lông sẽ thuyên giảm.

Một số lưu ý khi điều trị viêm nang lông bằng muối

Muối có tác dụng sát khuẩn tốt và hỗ trợ điều trị viêm nang lông rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện những phương pháp điều trị này, bạn nên chú ý những điều sau:

- Trong muối có tính kháng khuẩn khá mạnh nên có thể gây kích ứng ở một số da, bạn không nên chà xát mạnh tay.

- Nên chọn muối tắm chất lượng, tránh mua các loại mặt hàng trôi nổi chứa các chất độc hại, nó sẽ khiến tình trạng da thêm tồi tệ.

- Muối có khả năng bắt nắng khá mạnh. Khi áp dụng điều trị viêm nang lông, bạn nên che chắn cẩn thận, không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

- Nên sử dụng muối tắm mỗi ngày đúng liều lượng, tránh gây khô da. Kết hợp sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm thích hợp với da.

Cách điều trị viêm lỗ chân lông bằng muối là một phương pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chúc bạn thành công!