Dù y học ngày càng tân tiến, đời sống ngày càng được nâng cao thì ung thư vẫn luôn là nỗi sợ hàng đầu của tất cả chúng ta. Y học cổ truyền cho rằng, bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh thì con người còn có thể duy trì sức khỏe thông qua xoa bóp huyệt đúng cách. Trong đó có 4 huyệt đạo được mệnh danh là “điểm trường thọ” giúp chống lại nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư nếu được xoa bóp thường xuyên. Đó là:

1. Huyệt Quan Nguyên trên bụng

Huyệt Quan Nguyên là một huyệt quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, cũng là một trong những huyệt vị hiểm yếu nhất của cơ thể. Đây là nơi hội tụ của mạch nhâm cùng với 3 kinh âm ở phần chân. Cái tên của huyệt cũng chính là biểu hiện cho vai trò to lớn này. Quan có nghĩa là cửa, là điểm khởi đầu. Nguyên được hiểu là sự rộng lớn, mới mẻ. Như vậy, huyệt Quan Nguyên là nơi xuất phát của các nguồn khí từ bên ngoài đi vào cơ thể.

Về vị trí, huyệt này nằm ở bụng dưới, thuộc vị trí chứa nguyên khí của toàn bộ cơ thể. Để xác định chính xác, bạn đo xuống dưới rốn 3 tấc, cách xương mu 2 thốn trở lên trên. Theo y học cổ truyền, thường xuyên xoa bóp huyệt Quan Nguyên có thể bổ thận, bổ khí và ngăn ngừa ung thư một cách hiệu quả. Đó là nhờ nó có tác dụng khai thông kinh lạc, điều khí hòa huyết, bổ hư ích tổn, tăng cường dương khí, đẩy nhanh tái tạo tế bào, nâng cao miễn dịch.

Cách làm là lấy vị trí huyệt Quan Nguyên làm trung tâm, xoa bóp theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại, duy trì trong khoảng 3-5 phút. Sau đó, tùy vào hô hấp, bạn ấn giữ huyệt Quan Nguyên không quá 3 phút. Thời điểm xoa bóp tốt nhất là buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

2. Huyệt Can Du ở lưng

Ung thư gan là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao do khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Trong y học cổ truyền, người ta tin rằng xoa bóp huyệt Can Du (Ganshu) có thể nuôi dưỡng âm và nuôi dưỡng gan, ngăn ngừa ung thư và nuôi dưỡng gan. Vì vậy, bạn có thể xoa bóp huyệt này hàng ngày để ngăn ngừa và điều trị ung thư gan.

Huyệt Can Du nằm ở vị trí đốt xương sống số 9 dịch sang 2 bên 1,5 thốn. Dùng bàn tay đưa ra phía sau lưng, sờ vào đốt sống lưng số 9, dịch chuyển dần sang 2 bên sao cho ngón tay chạm vào huyệt can du. Đây là nơi tụ khí của gan, điều khiển khí âm dương trong cơ thể con người, giúp tăng cường thải độc. Mát xa huyệt can du giúp cho gan mật lưu thông thuận lợi, làm thông khí, sáng mắt, hỗ trợ điều trị vàng da, chóng mặt, buồn nôn, chữa viêm gan cấp tính và mãn tính.

Khi xoa bóp huyệt Cam Thù, nơi bạn ấn vào sẽ hơi đau và sưng tấy nên cần lưu ý động tác nhẹ nhàng. Mỗi lần ấn khoảng 5 giây rồi thả ra, sau đó tiếp tục ấn, toàn bộ thời gian ấn giữ ở mức không quá 3 phút. Vì vị trí ở phía lưng nên có thể sẽ gây khó khăn khi tự xoa bóp, bạn có thể nhờ người khác hỗ trợ và thời điểm massage tốt nhất cho gan là buổi tối - trước 23 giờ.

3. Huyệt Thiếu Phủ ở lòng bàn tay

Huyệt Thiếu Phủ (Shaofu) không chỉ là một điểm đặc biệt quan trọng trong y học cổ truyền mà còn là biểu tượng của sự cân bằng và tuân thủ năng lượng trong cơ thể con người.

Về vị trí, huyệt Thiếu Phủ rất dễ tìm. Nó nằm ở giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5 trong lòng bàn tay, chúng ta chỉ cần nắm chặt lại là dễ dàng xác định được. Nhìn trực quan, nó sẽ nằm giữa ngón út và áp út, trên đường chỉ tay.

Huyệt Thiếu Phủ thuộc về kinh mạch tay Thiếu Âm, toàn bộ khí huyết trong cơ thể đều tụ tập tại điểm này. Nó cũng là huyệt quan trọng để tăng cường miễn dịch, đẩy mạnh tuần hoàn máu để ngăn chặn tế bào viêm nhiễm, tăng sinh tế bào khỏe mạnh. Vì vậy có thể giúp phòng ngừa ung thư nếu xoa bóp đúng cách thường xuyên. Ngoài ra, xoa bóp huyệt này cũng rất hiệu quả trong phòng và điều trị các bệnh tim mạch.

Khi xoa bóp huyệt Thiếu Phủ, chúng ta có thể ấn và xoa nó bằng cùi ngón tay. Tuy nhiên, bạn phải kiểm soát lực tay khi massage, không được dùng lực quá mạnh, mỗi lần massage chỉ tối đa 3 phút.

4. Huyệt trên Ngư Tế trên bàn tay

Huyệt Ngư Tế, còn được gọi là Tế Ngư, nằm ở phần mô ngón tay cái. Để xác định vị trí huyệt Ngư Tế, bạn có thể gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay và chạm đầu ngón tay trỏ vào vùng mô nào của ngón tay cái.

Kích thích huyệt Ngư Tế một cách vừa phải có thể giúp điều trị các chứng đau đầu, đau ngực, ho ra máu, sưng đau yết hầu, lao phổi, khàn giọng không ra tiếng và nhiều vấn để về hô hấp khác. Do huyệt này có mối liên kết quan trọng với phổi và toàn bộ khí huyết trong cơ thể.

Đặc biệt, y học cổ truyền còn coi trọng huyệt này bởi có tác dụng ngăn ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ, nhất là đối với hệ hô hấp và phòng ung thư phổi. Bởi huyệt Ngư Tế là huyệt chủ chốt trên kinh phổi. Y học cổ truyền cho rằng massage huyệt này có thể giải nhiệt, làm dịu phổi, phân tán ứ máu và dưỡng ẩm cho da. Hơn nữa, huyệt này tương ứng với tim nên cũng có tác dụng điều hòa máu, khí cung cấp cho phổi bên cạnh việc nuôi dưỡng tim.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Sohu, Kknews