Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại những tác nhân có hại như vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Theo đó, sốt trong trường hợp này có thể nói là có ích cho trẻ. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi hoặc trẻ chơi quá sức thì có thể bị sốt và thường sẽ khỏi sau 2 - 3 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng bé bị sốt nhẹ kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày

Thông thường, nếu sốt siêu vi trẻ sẽ tự hết sau 5 ngày điều trị và phát ban ra ngoài, nếu sốt cảm cúm thông thường sẽ hết sau 2 ngày. Còn, nếu trên 5 ngày trẻ vẫn sốt nhẹ, sốt dưới 38 độ thì bố mẹ không được chủ quan, bởi con có thể đang mắc các bệnh nhiễm trùng khác và đòi hỏi cần phải điều trị bằng kháng sinh.

Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài có thể là dấu hiệu của cảm cúm, sốt virus, viêm đường tiết niệu. (Ảnh minh họa: Internet)

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sốt nhẹ kéo dài còn do nhiễm các loại vi khuẩn, virus, siêu vi bởi sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Ngoài ra, có thể do bố mẹ chưa chăm sóc con đúng cách dẫn đến tình trạng của bé liên tục kéo dài. Thêm vào đó, còn có nhiều khả năng trẻ bị viêm đường tiết niệu.

Nếu tình trạng sốt ly bì, sốt cao kéo dài thì rất nguy hiểm. Có thể bé bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng đỏ, viên mũi, viêm phế quản, nặng nhất là viêm phổi cấp tính. Bệnh thường tăng cao đột biến vào mùa hè, gây tử vong cao ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày, bố mẹ nên làm gì?

Cởi bớt quần áo và cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát.

Cho bé nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng mát, dễ chịu. Lưu ý nên tránh những nơi có gió mạnh lùa vào.

Thường xuyên dùng khăn ấm lau khắp cơ thể của bé

Cho bé uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Nên cho bé đi khám bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể bé không giảm sau 3 ngày.

Trẻ sốt liên tục, kéo dài cần đưa đi bệnh viện. (Ảnh minh họa: Internet)

Phòng tránh sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày ở trẻ

Giữ vệ sinh sạch sẽ trong chế độ ăn uống của trẻ để vi khuẩn không thể xâm nhập qua đường thức ăn, hô hấp vào cơ thể gây bệnh. Theo đó, mẹ cần rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở ngoài về nhà, trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phong phú cho bé.

Luôn giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Tránh để bé tiếp xúc với người bị bệnh hay những nơi có dịch bệnh. Đồng thời, hạn chế cho trẻ ở gần những nơi ô nhiễm như khói bụi, thuốc lá và đeo khẩu trang cho bé trước khi ra đường.

Thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng tại nơi ở để phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.