Trẻ sơ sinh rặn khi đi ngoài là biểu hiện thường gặp, nhưng cha mẹ không nên chủ quan vì tùy vào tình trạng rặn của trẻ mà theo dõi các dấu hiệu bệnh lý. Vậy làm sao để cha mẹ biết được đâu là biểu hiện sinh lý cơ thể bình thường và đâu là bệnh tật?

Trẻ sơ sinh rặn ị nhiều và khó

Trẻ sơ sinh rặn khi đi ngoài khó có thể do bị táo bón

Rặn, gồng mình khi đi ngoài là phản xạ bình thường của cơ thể, tuy nhiên việc này tỏ ra khó khăn hơn với trẻ sơ sinh vì đối với trẻ lúc này cơ thành bụng còn yếu, bởi vậy trẻ cần phải gồng mình, rặn nhiều hơn để phân có thể đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

Một số trường hợp khác, trẻ sơ sinh có thể bị táo bón do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Điều này khiến trẻ đi ngoài gặp khó khăn hơn, gây đau rát, khó chịu và quấy khóc.

Cần làm gì nếu trẻ sơ sinh rặn khi đi ị khó?

Trẻ sơ sinh tuy rặn nhiều khi đi ngài nhưng các hoạt động sinh hoạt khác đều diễn ra một cách bình thường mà mẹ không cần phải lo lắng. Khi thấy trẻ có dấu hiệu đi ngoài, mẹ cần massage bụng quanh khu vực rốn theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, cho trẻ nằm ngửa, nâng hai chân lên cao. Thực hiện đều đặn mỗi ngày như vậy sẽ giúp thành bụng phát triển tốt hơn, hỗ trợ việc đi đại tiện của trẻ dễ dàng.

Massage bụng để trẻ thấy dễ chịu hơn khi cố rặn đi ị

Khi rặn ị nhiều lần chắc chắn sẽ khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. Cha mẹ nên kiểm tra bỉm, tã của trẻ xem có dấu hiệu gì bất thường hay không. Mẹ cần bình tĩnh khi xử lý mọi việc, tránh nổi nóng sẽ khiến trẻ ngừng ngay việc đi vệ sinh. Nên thay bỉm, tã cho trẻ sau mỗi lần trẻ đi ngoài hoặc cố rặn lâu.

Nếu thấy con dù rặn nhiều mà phân vẫn không bị đẩy ra ngoài, kèm theo các biểu hiện như quấy khóc, mệt mỏi thì mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ là phương án tốt nhất.

Một vài trường hợp trẻ sơ sinh rặn ị nhiều là lo táo bón. Mẹ có thể để ý được khi trẻ cứ khoảng 5 đến 6 ngày mới đi ngoài một lần, tình trạng phân đặc, dạng cứng. Khi gặp vấn đề này, mẹ hãy ngâm trẻ trong nước ấm để giúp con thoải mái, giảm đi những khó khăn khi bị táo bón. Có thể đặt kèm chiếc khăn ấm lên bụng trẻ để giảm cơn đau do đầy hơi, đau cơ bụng. Nếu được, mẹ hãy dùng các sản phẩm bôi trơn dành cho trẻ sơ sinh quanh vùng hậu môn để hỗ trợ trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Không chỉ vậy, để hỗ trợ trẻ sơ sinh đi ngoài nhanh chóng mà không cần rặn nhiều thì chế độ ăn uống khá quan trọng. Mẹ nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ, cho trẻ uống đủ sữa, nước mỗi ngày và nhiều hơn lúc trời nóng. Nếu trẻ đã bắt đầu qua giai đoạn ăn dặm thì hãy bổ sung thêm các loại rau củ, nước trái cây cho con.

Trẻ rặn nhiều khi đi ngoài là biểu hiện bình thường mẹ không phải lo ngại. Cha mẹ dễ dàng chủ động chăm sóc con trẻ tốt hơn thông qua chế độ ăn uống, massage hàng ngày để giúp quá trình đi ngoài của trẻ thuận lợi. Nếu thấy con thường xuyên khó đi ngoài, quấy khóc nhiều giờ liên tục thì hãy đưa con đi khám bác sĩ để kịp chẩn đoán và điều trị.