Trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục ngay tại nhà
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa?
Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương - Giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM cho biết trớ sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa trào ra vùng miệng ở trẻ một cách bất ngờ, nhanh chóng, không xuất hiện quá trình co thắt bụng. Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa chủ yếu do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến các van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Trong quá trình bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày khiến bé nhanh no và dễ trớ khi được đặt nằm nghiêng.
Bên cạnh đó, bác sĩ Thùy Dương thông tin trẻ sơ sinh dễ bị trớ sữa còn do những sai lầm thường gặp của cha mẹ trong quá trình chăm sóc và cho ăn uống như: Cha mẹ cho trẻ bú sữa quá no; trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách; trẻ vừa ăn no được đặt nằm ngay hoặc do cha mẹ quấn khăn, tã quá chặt, xốc mạnh bé sau cữ bú.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa thường xuyên, nhiều hơn 3 lần mỗi ngày kèm theo một số dấu hiệu bất thường có thể là biểu hiện của một số bệnh như trào ngược dạ dày, hẹp thực quản, hẹp tá tràng.
Trẻ sơ sinh hay trớ phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng trớ sữa cha mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh bị sặc chất nôn. Sau đó, nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi bằng cách hút hoặc dùng khăn gạc quấn vào ngón tay rồi thấm toàn bộ chất nôn.
Để hạn chế tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên để trẻ quá đói bụng rồi mới cho bú. Không gian cho trẻ bú sữa cần yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn, cần cho trẻ bú đúng tư thế, tạo cảm giác thoải mái.
Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương chia sẻ cha mẹ có thể giảm tình trạng trớ sữa ở trẻ bằng các loại gối nằm chuyên dụng. Sau khi trẻ vừa bú xong cần được vỗ ợ hơi, không nên bế xốc trẻ lên hay đùa giỡn, ép và bụng trẻ. Có thể chia nhỏ các cữ bú ra để giảm tường hợp trớ sữa bất ngờ.
Khi trẻ bú bình, cha mẹ cần chú ý tốc độ sữa chảy an toàn cho con. Cha mẹ cầm bình cho sữa chảy ngập núm vú sau đó mới đưa cho trẻ bú. Trẻ trớ quá nhiều có thể do hiện tượng trào ngược dạ dày cần đưa đến bệnh viện để thăm khám.
Cha mẹ cũng có thể massage quanh rốn nhẹ nhàng giúp giảm co bóp dạ dày, hạn chế trớ sữa. Ngoài ra, thao tác massgage bụng theo đường đi của khung đại tràng sẽ kích kích nhu động ruột, tăng tiết dịch vị giúp giảm chướng bụng, nôn trớ, phân được bài tiết hàng ngày đều đặn. Tình trạng trở sữa ở trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng cải thiện.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...