Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ không phải là trường hợp hiếm, khoảng 4 – 5% trẻ mới sinh ra sẽ bị tình trạng này. Trong ba tháng đầu tiên, mẹ sẽ rất khó nhận biết con mình có bị tắc tuyến lệ hay không do bé thường xuyên ngủ. Chỉ khi bé đã trên ba tháng tuổi thì mẹ mới dễ dàng phát hiện ra điều này.

Bình thường, nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ đạo, di chuyển trên mắt với sự giúp đỡ của mí mắt, giúp giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi cử động đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, nhờ đó, nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau của mũi.

Thực tế, nước mắt đóng vai trò rất quan trọng đối với thị lực của mỗi người. Dung dịch tự nhiên này có nhiệm vụ bảo vệ mắt bằng cách bao phủ bề mặt nhãn cầu bằng kháng sinh tự nhiên và rửa trôi các chất gây kích ứng hoặc có hại.

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ không quá nguy hiểm, có thể điều trị tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu ống dẫn này bị viêm tắc hoàn toàn hoặc một phần thì những giọt nước mắt sẽ không thoát ra ngoài được và làm xuất hiện triệu chứng tắc tuyến lệ ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Nhiều người lầm tưởng do trẻ sinh non hoặc do nước ối bẩn trong quá trình mẹ chuyển dạ khiến cho trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ. Tuy nhiên trên thực tế, quan niệm này chưa chính xác. Vậy tại sao trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ?

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này là do hệ thống tuyến lệ của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, các tế bào biểu mô không tạo ra những ống dẫn để hình thành ống mũi – lệ (ống lệ tỵ) khi đi xuống mũi.

Ngoài ra, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ của trẻ bị viêm nhiễm, làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi, do đó những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài khiến cho đôi mắt của trẻ bị ngập nước mắt.

Hệ thống tuyến lệ chưa hoàn thiện là nguyên nhân hàng đầu gây tắc tuyến lệ - Ảnh minh họa: Internet

Một số nguyên nhân ít phổ biến của tắc tuyến lệ trẻ sơ sinh như:

  • Bệnh poplyp mũi
  • U nang hoặc khối u
  • Tuyến lệ bị tổn thương
  • Xương mũi chặn đường dẫn mà nước mắt thường chảy vào mũi.

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Để nhận biết bé nhà mình có bị tắc tuyến lệ không, các bậc phụ huynh hãy để ý các dấu hiệu sau:

  • Bé gào khóc nhưng không có nước mắt
  • Dịch tiết ra nhiều hơn khi đè nhẹ lên các góc trong của mí mắt dưới
  • Biểu hiện khó chịu hơn trong những ngày lạnh, có gió hoặc khi bị cảm
  • Tuyến lệ có ghèn, ảnh hưởng đến hai mắt trong khoảng 30% thời gian trong ngày.
  • Dịch tiết ra từ mắt, mắt bé có thể chảy nước hoặc tiết ra chất nhầy và mủ, tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn.
  • Trẻ bị tắc tuyến lệ mắt lúc nào cũng ướt như vừa khóc. Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt thường có dính nhiều gỉ vàng, dính quanh mắt.

Các dấu hiệu này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần tuổi. Chúng ta cần đặc biệt quan sát để có phương pháp điều trị sớm, trẻ lớn quá sẽ bất lợi vì việc chữa trị tại nhà không hiệu quả, gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ.

Mẹ cần chú ý đến mắt trẻ để phát hiện kịp thời tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Khi trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được khám và hướng dẫn phương pháp điều trị, đặc biệt là những trường hợp phải dùng thuốc kháng sinh.

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong năm đầu tiên.
Một số biện pháp được bác sĩ nhi khoa khuyên cha mẹ áp dụng tại nhà để thông tuyến lệ, trong khi theo dõi cẩn thận sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Các biện pháp này có thể cải thiện được 90% tình trạng đang mắc phải.

Rửa mắt cho bé

Sử dụng nước sạch, dùng bông gòn thấm nước nhẹ nhàng lau mắt cho bé để lấy đi những bụi bẩn và gỉ vàng dính trên đôi mắt trẻ. Nên làm nhiều lần trong ngày để giữ cho đôi mắt của bé luôn sạch sẽ.

Trong lúc làm phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh làm viêm nhiễm vùng mắt của bé và đụng phải nhãn cầu của trẻ. Đây cũng là bước quan trọng trước khi cho trẻ dùng kháng sinh theo toa.

Bạn phải lưu ý luôn lau và giữ cho mắt trẻ được sạch sẽ. Ngoài ra bạn nên sử dụng hai miếng bông khác nhau để lau mỗi bên mắt của trẻ.

Sử dụng hai miếng bông gòn thấm nước để vệ sinh mắt cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì có nhiều khả năng mắt bé đang bị nhiễm trùng, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.

Sử dụng nhiệt điều trị

Tuyến lệ sẽ nằm giữa mí mắt dưới và mũi, khu vực miệng tuyến lệ ở phần mí dưới, dùng nhiệt điều trị có thể giúp phần nào khai thông tuyến lệ.

Ngoài việc rửa mắt cho trẻ, mẹ có thể áp một miếng vải hoặc bông thấm nước ấm để lên mắt trẻ để làm thuyên giảm các triệu chứng của tình trạng tắc tuyến lệ.

Nhỏ mắt

Nếu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để làm sạch ổ vi khuẩn. Sau khi vệ sinh sạch sẽ mắt, chúng ta sẽ nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.

Phải vệ sinh mắt sạch sẽ trước khi nhỏ mắt cho trẻ thì mới hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Massage tuyến lệ

Đây là phương pháp thông tuyến lệ thường được bác sĩ hướng dẫn để thông tuyến lệ tại nhà.

Lưu ý trước khi tiến hành massage cho bé, cha mẹ cần làm vệ sinh tay sạch sẽ.

Dùng ngón tay masage nhẹ nhàng góc mắt của bé, bắt đầu di chuyển từ góc trong của mí mắt về phía mũi của con. Khi massage sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và mở chúng ra.

Mỗi lần massage như vậy kéo dài trong khoảng từ năm đến mười phút, ít nhất sáu lần một ngày.

Phẫu thuật thông tuyến lệ

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ nên thực hiện các biện pháp điều trị bảo tồn mắt trẻ bằng cách day mắt thông tuyến lệ theo hướng dẫn của bác sĩ. Kiên trì hàng ngày thì 1-2 tháng sẽ khỏi.

Nếu sau thời gian này, tức là khi trẻ 4 – 5 tháng không hiệu quả thì phương pháp thông bằng dụng cụ sẽ được thực hiện.

Phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi, trong đó bác sĩ đưa dụng cụ y tế vào ống lệ để loại bỏ vật cản.

Cha mẹ cần kiên trì thông tuyến lệ cho con tại nhà để con không phải áp dụng biện pháp phẫu thuật - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở xuống phẫu thuật nội soi không cần gây mê, trẻ lớn hơn có nhiều khả năng phải phẫu thuật trong phòng phẫu thuật và gây mê toàn thân.

Quá trình phẫu thuật mất khoảng 10 phút và tỷ lệ thành công khoảng 80%. Sau khi điều trị thành công, trẻ cần ít nhất bảy ngày để hồi phục sức khoẻ.

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ mặc dù không quá nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ nhỏ những sẽ khiến bậc làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu đúng về tình trạng bệnh cũng như các phương pháp có thể điều trị ngay tại nhà. Chúng ta cần kiên trì thực hiện thì con mới nhanh chóng khỏi bệnh mà không phải áp dụng biện pháp phẫu thuật.