Trẻ sơ sinh bị sổ mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa an toàn không cần dùng thuốc
Nội dung bài viết
Trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi không hề hiếm gặp, đây là triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm hoặc dấu hiệu của viêm đường hô hấp. Tình trạng này khiến cho bé vô cùng khó chịu và khó thở. Các thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết được triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc.
Triệu chứng sổ mũi ở trẻ
Một số triệu chứng sổ mũi ở trẻ mẹ có thể quan sát thấy như sau:
Bé bị chảy nước mũi với lượng ít hoặc chảy cả ngày.
Dịch nhầy ở mũi của bé lỏng, trong hoặc có thể mang màu trắng, xanh hoặc vàng.
Đôi khi, bé có thể còn có một số biểu hiện như sau:
Ho hoặc hắt hơi.
Tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi hoặc mắt, mắt bị đỏ và chảy nước mắt.
Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Trẻ bị sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè, khó thở.
Một số trường hợp bé bị trớ, nôn mửa.
Bé quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú và khó ngủ, mất ngủ.
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị sổ mũi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi, điển hình như sau:
Do thời tiết lạnh và khô hanh
Đặc biệt là khi thời tiết vào đông, không khí lạnh và hanh khô bé hít phải dẫn tới kích ứng niêm mạc mũi, khiến mũi bị khô. Lúc này, phản ứng tự nhiên của cơ thể bé là tiết dịch mũi để bảo vệ các cơ quan hô hấp.
Dị ứng mũi
Một số tác nhân có thể khiến mũi bé bị kích ứng như: bụi mịn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú,... có thể khiến bé bị ngứa mũi, dị ứng mũi. Vì vậy, bé bị chảy nước mũi và thường kèm theo các biểu hiện khác như hắt hơi, ngứa và đỏ mắt,...
Viêm amidan
Amidan đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Nếu amidan bị viêm và sưng, triệu chứng phổ biến là sốt, sổ mũi, ho, khó thở hoặc thở khò khè,...
Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc
Đối với tình trạng sổ mũi ở trẻ, nếu không cần thiết, mẹ chưa nên cho bé uống thuốc kháng sinh ngay vì hay có tác dụng phụ. Dưới đây là một số cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian mẹ có thể tham khảo.
Thoa tinh dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân
Nếu thấy bé sơ sinh có hiện tượng sổ mũi, mẹ hãy sử dụng một chút tinh dầu khuynh diệp và thoa vào lòng bàn chân của bé. Lòng bàn chân có rất nhiều dây thần kinh, khi mẹ dùng cách này, cơ thể của bé sẽ ấm dần lên và hạn chế các triệu chứng cảm lạnh.
Sau khi thoa dầu, mẹ nên đi tất cho bé để giữ ấm cho đôi chân và cả cơ thể. Cách này sử dụng cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sổ mũi. Với bé có số tháng tuổi thấp hơn, mẹ nên thận trọng hơn khi chữa sổ mũi cho bé.
Chườm nước nóng lên hai tai
Trước khi cho bé đi ngủ, mẹ hãy lấy khăn bông thấm nước nóng và chườm nhẹ vào hai bên tai của bé. Tai cũng là khu vực hấp thụ nhiệt tốt trên cơ thể vì vậy cách này sẽ giúp bé cảm thấy ấm hơn. Các dây thần kinh giúp điều tiết và làm thông thoáng mũi, họng sẽ hoạt động tốt hơn và kích thích lưu thông hệ hô hấp của bé.
Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu hành tây
Mẹ lấy nửa củ hành tây giã nát sau đó dùng khăn mỏng gói lại và đưa đến gần mũi cho bé ngửi. Tinh dầu hành tây sẽ giúp mũi của bé thông thoáng, đặc biệt trị triệu chứng nghẹt mũi rất tốt.
Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ngửi thời gian ngắn, bởi mùi hành tây thường hăng và khó ngửi. Ngoài ra, để bé ngửi hành tây lâu dễ làm bé bị cay mắt nên mẹ cần hết sức lưu ý.
Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Tỏi rất tốt trong điều trị các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh, điển hình là tình trạng bé bị sổ mũi. Tỏi còn giúp tình trạng viêm giảm đáng kể, giảm tiết nhầy, giúp thông mũi cho bé hiệu quả.
Cách chữa trị: Mẹ băm nát vài nhánh tỏi sau đó cho vào bát lớn nước sôi, có thể thêm một chút tinh dầu tràm trà. Sau đó mẹ cho bé hít hơi ấm bốc lên để giúp bé thông mũi, các triệu chứng sổ mũi sẽ dần giảm đi.
Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng
Không khí lạnh và khô là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bé bị sổ mũi. Đặc biệt đối với phòng sử dụng điều hòa thường xuyên thì điều này rất dễ xảy ra. Mẹ có thể khắc phục bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
Trên đây là các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc. Cha cần nắm được lý do bé mắc bệnh, triệu chứng cụ thể để áp dụng các biện pháp. Một số gợi ý các chữa bằng phương pháp dân gian có thể tham khảo, nhưng tốt nhất phụ huynh nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...