Trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mặt phải xử lý thế nào?
Mụn nhọt là bệnh lý về da khá phổ biến và thường khởi phát khi trẻ được 3 tuần - 2 tuổi. Thường thì mụn ở mặt trẻ sơ sinh là mụn trứng cá, mụn kê, dị ứng, phát ban, rôm sảy hoặc chàm sữa. Bên cạnh đó, mụn ở trẻ dễ nhận biết vì xuất hiện riêng lẻ, sưng tấy và thường mọc trên má, trán, cằm và thái dương. Đôi khi, mụn sẽ tự biến mất nhưng cũng có thể xuất hiện kéo dài trên mặt.
Thường thì những nốt mụn của trẻ sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu để lâu sẽ khiến vết mụn sưng đỏ, mưng mủ, lở loét, dẫn đến viêm da. Ngoài mọc ở mặt thì các vết mụn còn nổi ở nhiều nơi khác trên cơ thể như tay, chân, lưng,... khiến trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Nguyên nhân trẻ bị mọc mụn trên mặt
Khi tiết trời thay đổi nóng, lạnh đột ngột hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, lông động vật, phấn hoa... là những nguyên nhân khiến trẻ bị mọc mụn trên mặt.
Dị ứng với thức ăn, đặc biệt là các loại hải sản, đồ ăn chưa được chế biến kỹ.
Cơ địa nhạy cảm khiến cho trẻ dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ hoặc mụn; thậm chí gây viêm da.
Điều trị mụn mọc ở mặt cho trẻ sơ sinh
Đầu tiên, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra mụn ở trẻ để có cách điều trị hợp lý nhất. Đồng thời, vẫn tiếp tục vệ sinh, tắm rửa và cho trẻ ăn uống bình thường bởi nếu ở mức độ nhẹ thì khoảng 1 - 2 tuần sẽ tự khỏi.
Trường hợp các vết mụn xuất hiện kéo dài thì nên tắm cho trẻ bằng các loại thảo dược như lá kinh giới, gừng tươi, lá sài đất,... Đồng thời, cần tuyệt đối không bôi bất cứ loại thuốc nào nên vết mụn của trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ da liễu bởi một số thành phần trong thuốc có thể khiến mụn bị nhiễm trùng.
Hạn chế cho trẻ chà xát hay chạm vào vết mụn để tránh tình trạng nhiễm trùng. Vào ban đêm khi cho trẻ ngủ thì nên cho trẻ đeo bao tay để tránh trường hợp bé gãi vào vết mụn vì ngứa.
Cho bé mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi. Đối với những trẻ có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm thì cần tránh những món đó ra, đồng thời xây dựng một thực đơn dinh dưỡng đúng cách cho trẻ.
Trường hợp mụn nặng thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị đúng nhất.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...