Trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển hoàn thiện?
Nội dung bài viết:
Căn cứ vào đâu để xác định trẻ mọc răng chậm?
Trẻ mọc răng chậm phải làm sao? Theo chuyên gia sức khỏe trẻ em trên Sina cho biết: Thông thường mà nói, khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Nếu trẻ đã 8 - 9 tháng mà vẫn chưa hề có dấu hiệu mọc răng thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý để tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp xử lý thỏa đáng.
Ngoài ra, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc vào thời gian nào cũng tồn tại sự khác biệt ở mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên bạn có thể căn cứ mốc thời gian tương đối để chủ động hơn khi chăm sóc trẻ. Điển hình là nếu khoảng 4 tháng tuổi trẻ đã mọc răng thì thuộc trường hợp mọc răng sớm; ngược lại khoảng 10 đến 12 tháng tuổi hoặc lâu hơn là thuộc nhóm trẻ mọc răng chậm.
Các nhân tố chủ yếu khiến trẻ mọc răng chậm là gì?
Trẻ mọc răng chậm có sao không luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Để giải tỏa băn khoăn này, trước hết bạn cần biết nguyên nhân khiến trẻ mọc răng trễ hơn các trẻ khác. Thông thường sẽ có 3 nhân tố chủ yếu như sau.
Nhân tố di truyền
Trẻ mọc răng chậm đầu tiên phải kể đến nhân tố di truyền. Nếu bố mẹ có người lúc nhỏ cũng có hiện tượng mọc răng trễ hơn so với tiêu chuẩn thì con sinh ra cũng mọc răng muộn hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn phát hiện thời gian mọc răng còn có sự khác biệt ở giới tính. Cụ thể là các bé trai có thể mọc răng muộn hơn các bé gái.
Nhân tố dinh dưỡng
Một nguyên nhân có thể khiến bé mọc răng chậm nữa đó chính là vấn đề dinh dưỡng. Quá trình mọc răng lý tưởng cũng như sức khỏe răng miệng luôn có liên quan mật thiết đến các dưỡng chất, điển hình như protein, canxi, phốt pho, flo và các vitamin khác. Có trường hợp người lớn nghĩ đủ cách để bổ sung canxi cho trẻ mà quên rằng vitamin D3 lại là yếu tố giúp hấp thu canxi tốt hơn.
Ngoài ra, khi bé không hấp thu đủ protein cũng có thể gây ra hiện tượng mọc răng trễ. Đồng thời, canxi, phốt pho và flo cũng cần bổ sung hợp lý để hỗ trợ quá trình canxi hóa răng nướu của trẻ một cách thuận lợi. Trong khi đó, vitamin không những là nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn đóng vai trò quan trọng đối với răng sữa.
Bất kể là trẻ đang bú sữa hay đã kết hợp ăn dặm thì việc cân bằng dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Trẻ mất cân bằng dưỡng chất luôn là nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của răng. Không ít người luôn có quan niệm mù quáng rằng món ăn càng bổ càng tốt cho trẻ mà không hề chú ý chế độ ăn uống của trẻ có đảm bảo cân bằng dinh dưỡng hay không.
Nhân tố bệnh tật
Vì sao trẻ chậm mọc răng? Ngoài nguyên nhân di truyền và dinh dưỡng thì bố mẹ cũng cần chú ý chứng còi xương hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp ở trẻ, đặc biệt là khi trẻ đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa mọc răng. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chỉ định điều trị.
Chú ý chế độ ăn uống cũng như bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn mọc răng
Mẹo cho bé chậm mọc răng là thức ăn cho trẻ không nên chế biến quá “tinh”
Trẻ mọc răng chậm có thể do không hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mà nguyên nhân sâu xa hơn có thể chính là vấn đề chế biến thực đơn từ người lớn không thỏa đáng. Vậy bé chậm mọc răng nên ăn gì? Mẹ nên chú ý các loại thức ăn giàu canxi, protein, phốt pho và vitamin. Thực đơn phải đa dạng, đảm bảo từ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và trái cây v.v…
Thức ăn nên có độ “thô” phù hợp, nghĩa là không cần phải nấu đến nát nhừ vì ở giai đoạn mọc răng, trẻ hoàn toàn có khả năng tiếp nhận các món ăn “tinh chế” vừa phải, vừa rèn luyện sức nhai và làm sạch khoang miệng, vừa kích thích răng mọc khỏe mạnh. Một số loại rau cải phù hợp thậm chí có thể cho bé ăn sống để hấp thu nhiều chất xơ thực vật.
Thêm một vấn đề cần lưu ý là sau khi trẻ uống sữa hay ăn dặm, mẹ cần tập thói quen vệ sinh miệng cho bé bằng nước sạch để tránh vi khuẩn gây bệnh và cản trở quá trình mọc răng của trẻ. Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm các món bánh quy chuyên dụng dành cho giai đoạn mọc răng.
Kết hợp bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mọc răng của trẻ
Canxi
Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi? Vấn đề này đòi hỏi phải thông qua kết quả kiểm tra từ bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý đúng cách. Thành phần chủ yếu của răng nướu, thậm chí là xương gò má đều không thể thiếu canxi và phốt pho. Chính vì vậy, để đảm bảo bé mọc răng đúng thời điểm và có hàm răng khỏe đẹp, bố mẹ nên chủ động bổ sung thực phẩm giàu canxi.
Sữa, lương thực thô, đậu nành, rong biển, mọc nhĩ đen v.v… đều là những lựa chọn lý tưởng để mẹ bổ sung canxi, phốt pho, flo và cả sắt cho trẻ, thúc đẩy hiệu quả mọc răng cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra, mẹ cũng nên đưa trẻ ra ngoài tắm nắng để hấp thu vitamin D3. Đây là nguyên tố có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Protein
Bên cạnh đó, thức ăn giàu protein cũng cần kết hợp đa dạng và hợp lý trong khẩu phần ăn dặm của bé. Nếu hàm lượng protein bị thiếu hụt, trẻ vẫn mọc răng nhưng hàm răng sẽ không chỉnh tề và trắng khỏe, dễ bị mọc răng chậm và mắc bệnh nha chu hoặc sâu răng. Thực phẩm giàu protein rất phong phú, chẳng hạn như trứng, sữa, thịt, cá, ngũ cốc, đậu, quả khô v.v…
Vitamin
Các nhóm vitamin cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp trẻ mọc răng thuận lợi. Đặc biệt vitamin A và D thường có nhiều trong sữa, gan động vật và dầu gan cá. Ngoài ra, rau xanh và trái cây cũng là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết cho trẻ. Đồng thời thức ăn từ thực vật còn có hàm lượng chất xơ có tác dụng làm sạch khoang miệng và massage răng nướu.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...