Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân làm đầu ngón tay bị tróc da ở trẻ em
Tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể đi kèm với một số vấn đề ngoài da khác chẳng hạn như bé bị ngứa đầu ngón tay, phát ban, nổi mề đay, khô hoặc nứt nẻ da.
Các nguyên nhân trẻ em bị tróc da đầu ngón tay bao gồm các yếu tố tác động từ môi trường hoặc do một số bệnh lý khác nhau.
1. Tác động từ môi trường
Nguyên nhân môi trường khiến đầu ngón tay bị lột da thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này cũng sẽ được cải thiện khi người chăm sóc thay đổi điều kiện sống và chế độ sinh hoạt của trẻ.
Thường xuyên rửa tay: mặc dù rửa tay thường xuyên có thể giữ vệ sinh và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Tuy nhiên, rửa tay quá thường xuyên, khiến da bị khô, bàn tay bé bị tróc da và có thể dẫn đến nứt nẻ.
Thay đổi thời tiết: thời tiết khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tróc da đầu ngón tay.
Ảnh hưởng của tia cực tím: da của trẻ có thể trở nên khô, đỏ và bị mềm ra trước khi bong tróc ra. Tuy nhiên, hầu hết các tình trạng này đều không nghiêm trọng và có thể được giải quyết nhanh chóng.
Mút ngón tay: tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến bé bị xước da đầu ngón tay hoặc lở loét (đặc biệt là ngón cái).
2. Dị ứng
Các bệnh lý dị ứng phổ biến khiến trẻ bị tróc da ở đầu ngón tay bao gồm:
Viêm da cơ địa (bệnh chàm tay): đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các yếu tố di truyền và cách chất kích ứng (xà phòng, chất tẩy rửa,…) được cho là nguyên nhân gây ra bệnh.
Viêm da dị ứng: bệnh lý khiến trẻ bị bong da đầu ngón tay chân khi tiếp xúc với các chất dị ứng như nước hoa, xà phòng,…
Bệnh á sừng: phổ biến ở trẻ từ 5 đến 12 tuổi khiến da tay của bé bị khô, bong tróc vảy và chảy máu. Bệnh á sừng không lây, tuy nhiên rất khó để điều trị dứt điểm.
3. Bệnh lý tự miễn
Bệnh vẩy nến: da bị viêm, đỏ và bong tróc. Mặc dù bệnh phổ biến ở khuỷu tay và đầu gối, tuy nhiên các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể kể cả đầu ngón tay.
Bệnh Kawasaki: tình trạng hiếm gặp chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng cơ bản là sốt cao kéo dài đến 5 ngày kèm theo việc bong tróc da ở đầu ngón tay. Bệnh Kawasaki cần được điều trị kịp lúc để tránh các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến tim mạch và gây tử vong.
4. Bệnh lý truyền nhiễm
Nhiễm nấm Candida
Bệnh sởi
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Sốt phát ban
Hội chứng bỏng da do tụ cầu (phồng rộp và bong da do nhiễm Staphylococcal nghiêm trọng)
Nhiễm trùng nấm Tinea
Nhiễm virus
Các biện pháp chăm sóc khi trẻ bị tróc da đầu ngón tay
1. Tắm đúng cách
Tắm quá lâu, tắm nước quá nóng có thể làm mất lượng dầu tự nhiên trên da của bé. Thời gian tắm thích hợp cho bé là từ 5 đến 10 phút và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng.
Bên cạnh đó, sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ, tốt nhất là chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
2. Dùng kem dưỡng ẩm
Nếu da của bé có dấu hiệu bị khô hoặc bắt đầu bong tróc da, người chăm sóc có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé.
Thời gian thích hợp để dưỡng ẩm là sau khi tắm để khóa ẩm và giúp da bé luôn mềm mại. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ.
3. Bảo vệ da trẻ đúng cách
Tránh không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Vào mùa đông, bạn có thể cho bé mang găng tay bằng vải cotton hoặc lụa để tránh các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài.
4. Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp
Tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất gây hại cho làn da của bé. Không sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên da của bé, đặc biệt là các loại mỹ phẩm của người lớn.
5. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ để hạn chế các triệu chứng bệnh chàm tay và giảm tình trạng khô da.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Thông thường, hầu hết các trường hợp bong tróc da ở đầu ngón tay có thể được cải thiện sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này có liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể thì người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Đưa trẻ đi khám ngay khi:
Da đầu ngón tay của trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng.
Tình trạng kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Các phương pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả.
Các biến chứng của việc bong tróc da đầu ngón tay
Nhiễm trùng hoặc nấm da ở các ngón tay và lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể. Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da và các mô xung quanh
Lở loét và tổn thương các mô tế bào.
Thay đổi kết cấu da hoặc hình thành sẹo vĩnh viễn.
Nám da hoặc thay đổi màu da.
Ung thư da.
Một số cách trị bong tróc da đầu ngón tay tại nhà
1. Uống nước đầy đủ
Uống nước là cách đơn giản mà hiệu quả giúp cải thiện các vấn đề về da, kể cả khô và bong tróc da đầu ngón tay.
2. Ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể dẫn tới rất nhiều vấn đề về da. Vậy nên, bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau củ, sữa chua, các loại đậu, thịt nạc… Các thực phẩm lành mạnh này sẽ giúp làn da và cơ thể khỏe mạnh hơn.
3. Bổ sung vitamin nhóm B
Vitamin B1: Ngũ cốc và các loại đậu (hạt).
Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu (đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu cô ve), rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
Vitamin B12: Gan động vật.
Vitamin B9: Các loại rau có lá.
4. Dùng lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam có thể giúp giảm nhẹ tình trạng kích ứng và tróc da đầu ngón tay. Bạn chỉ cần cạo chút dịch từ nha đam tươi, bôi lên vùng bị kích ứng ít nhất hai lần một ngày rồi để yên cho tới khi khô.
5. Dùng dầu dừa
Dầu dừa lành tính nên từ lâu đã là bài thuốc chữa nhiều vấn đề về da như da khô, bong tróc và thậm chí là bị mụn. Bạn có thể bôi dầu dừa lên tay để chăm sóc vùng da bị bong tróc.
Nếu thấy dầu dừa quá dính, bạn có thể đeo găng tay sau khi thoa. Bạn hãy áp dụng cách này hai lần một ngày, một lần dùng trước khi ngủ và để qua đêm. Nếu không có sẵn dầu dừa trong nhà, bạn có thể dùng dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu cũng có tác dụng rất tốt.
6. Dùng mật ong
Mật ong là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho da. Bạn chỉ cần bôi mật ong lên các ngón tay bị tróc và để yên trong vòng nửa giờ.
7. Dùng chuối
Chuối có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tróc da đầu ngón tay khá hiệu quả. Bạn có thể nghiền một quả chuối rồi trộn một ít mật ong và sữa. Sau đó, bôi hỗn hợp lên các ngón tay bị khô.
Tổng kết lại, trẻ em bị tróc da đầu ngón tay là một tình trạng thường gặp ở các bé. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng đối với da của trẻ. Vì vậy, ba mẹ trẻ cần chú ý một số cách chăm sóc tại nhà khi trẻ gặp tình trạng này.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...