Thực sự, các bé dưới 3 tuổi không thể hiểu điều bạn đang "dạy dỗ" là như thế nào. Bé chỉ đang đọc được 1 điều là "không biết tại sao tự nhiên bạn lại hành động như vậy". Việc ứng phó với điều này là bé sẽ cố gào thét và khóc nhiều hơn nữa với mục đích là dành lại tình yêu thương của bạn.

Nếu nhìn về khía cạnh tâm lý trẻ con, trẻ đang cố níu kéo lại cảm xúc yêu thương của bạn trước khi bạn hành động và lo sợ bạn không yêu thương bé nữa, chứ không phải bé lo sợ hay hiểu ra là bé đang làm sai chuyện gì. Do đó, việc gào thét và phản ứng của bé càng mạnh mẽ hơn.

Trẻ dưới 3 tuổi sẽ không hiểu điều cha mẹ dạy dỗ thông qua việc la mắng - Ảnh minh họa: Internet

Việc ứng xử với hành vi tâm lý này cần cha mẹ bình tĩnh và có 3 cách để có thể giúp bé "chịu lắng nghe". Mỗi độ tuổi cần có 1 cách xử lý khác nhau.

Vì ở mỗi độ tuổi lớn hơn, não bộ của bé sẽ phát triển 1 phần. Trong đó, quá trình nhận ra vấn đề là cần lặp lại cách ứng xử của cha mẹ đến khi bé học được kỹ năng này.

Một đứa trẻ học được tốt kỹ năng này từ cách dạy đúng và kiên nhẫn của cha mẹ sẽ giúp bé tự điều chỉnh hành vi tốt và phát huy được tính chất lãnh đạo trong mỗi bé khi lớn hơn.

3 kỹ thuật của cha mẹ giúp bé thay đổi hành vi

Chuyển chú ý của bé sang 1 điều khác

Độ tuổi thích hợp: Có thể áp dụng hiệu quả cho các bé từ 3-15 tháng tuổi.

Tại sao nó hiệu quả? Độ tuổi này bé sẽ bắt đầu chia những vùng xử lý ngắn hạn. Điều này có nghĩa 1 hành động chỉ có thể lưu lại trong não bé 1 thời gian rất ngắn, có thể chỉ vài giây. Bé không thể nhớ việc bị chuyển chú ý sang 1 việc khác khi bé đang vòi vĩnh hay tỏ vẻ bực dọc việc gì.

Trẻ 3-15 tháng tuổi vòi vĩnh, cha mẹ hãy chuyển hướng sự chú ý của con - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, bạn không được khuyên là gây chú ý bé bằng thiết bị điện tử (ipad, điện thoại, tivi) bởi vì việc này sẽ lưu lại đủ lâu để tạo "1 thói quen".

Khi nào phương pháp này không hiệu quả? Khi trẻ quá đói hoặc quá mệt. Vì lúc này trẻ không phân bố đủ năng lượng để duy trì hoạt động phân tích não bộ. Trẻ chủ yếu dùng năng lượng ít ỏi cho việc duy trì thể chất trước.

Làm mẫu cho bé xem

Độ tuổi thích hợp: Từ 12 tháng tuổi

Tại sao nó hiệu quả? Giai đoạn này là lúc bé bắt chước những điều bé nhìn thấy như 1 bản năng. Trẻ thực sự không biết hành động như thế nào là đúng. Đừng xem việc bé cầm món đồ chơi quăng đi và tỏ vẻ thích thú là 1 hành động bé làm sai. Bởi vì, để làm hành động này, bé có thể trải qua 1 trong 2 điều kiện sau:

Bé đã từng vô tình làm vậy và được khuyến khích bởi cha mẹ. Lúc đó, có thể là ném 1 trái banh.

Bé nghĩ rằng thả rơi 1 vật thể là thú vị hơn việc cầm nó.

Điều bạn cần làm là làm mẫu cho bé xem để bé biết là những vật dụng nào cần để lên bàn, những đồ chơi nào có thể ném.

Cha mẹ đừng xem việc bé cầm món đồ chơi quăng đi và tỏ vẻ thích thú là 1 hành động bé làm sai - Ảnh minh họa: Internet

Khi nào là tồi tệ? Khi bé lỡ ném vỡ hay làm vỡ 1 món đồ nào đó bằng thủy tinh, sứ, bạn liền la bé và "dồn" hết sức lo lắng bé có sao không nhưng miệng luôn la mắng bé. Khi đó, bé không biết thế nào là ứng xử đúng và sẽ phải làm gì.

Cảm giác đó làm bé rất sợ và phản ứng lại là khóc và quấy rất nhiều. Nếu điều này xảy ra với bé lớn, bé sẽ học cách nói dối cho lần sau.

Điều bạn cần làm là đơn giản hành động như sau: Chạy lại bên bé và nói: "Cốc/bình đã vỡ rồi, con đưa cho mẹ xem tay nào!". Lúc này khuôn mặt bạn nghiêm túc. Nếu không có mảnh vỡ nào, bạn bế bé sang 1 bên và nói: "Con đứng đây đợi mẹ và mẹ sẽ dọn dẹp".

Hành động cho bé đứng một bên, mẹ không tỏ ra quan tâm nhiều tới bé, nhưng cũng không dọa nạt bé, bé sẽ học tự điều chỉnh cảm xúc này và nhận định được là "đang làm mẹ lo lắng". Đây là cái mà bé cần phải được dạy.

Dành cho trẻ thời gian để suy nghĩ với số phút bằng chính số tuổi của bé

Độ tuổi thích hợp: Từ 1 tuổi trở lên.

Trẻ bắt đầu hiểu được cách nhận ra vấn đề. Do đó, khi trẻ bướng bỉnh, bạn ngưng sự bướng bỉnh của bé bằng hành động dứt khoát và cho trẻ thời gian tự suy ngẫm. Sau đó là lúc bạn nói lại về hành vi của bé cho bé nghe.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể dành cho trẻ thời gian suy ngẫm về hành vi không đúng - Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia cho rằng việc để trẻ có thời gian suy ngẫm là phương pháp giáo dục hiện đại không chỉ thể hiện sự tôn trọng suy nghĩ của trẻ, mà còn giúp trẻ trải nghiệm vấn đề.

Thời gian đầu sẽ gặp nhiều phản kháng, nhưng việc xử lý bình tĩnh, cứng rắn và lập lại sẽ giúp bạn thành công và hơn hết giúp bé học được trải nghiệm của bé.