Trẻ chậm nói coi chừng bị dính thắng lưỡi
Chậm nói, nói ngọng vì dính thắng lưỡi
Trong lúc ngồi chờ vào phòng thủ thuật để thực hiện cắt thắng lưỡi cho 2 con trai tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, chị Vũ Thị Châu Giang (28 tuổi, ngụ Tây Ninh) cho biết, nhà có 2 con trai (bé lớn 4 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi), cả 2 bé đều chưa biết nói. Lo lắng chị cho 2 con đi khám thì bác sĩ cho biết cả 2 bé đều bị dính thắng lưỡi buộc phải cắt. “Nghĩ do con chậm nói vì cả 2 bé sinh ra đều khỏe manh, phát triển bình thường nên tôi không cho con đi khám sớm. Hy vọng sau khi cắt thắng lưỡi bé sẽ mau biết nói”, chị Giang chia sẻ.
Còn với trường hợp của bé T.G.H. (9 tuổi, ngụ quận 2, TP.HCM) con trai chị N.T.H. lại đặc biệt hơn. Theo chị H., con chị biết nói sớm, tuy nhiên, do bé nói ngọng một vài từ. Nghĩ rằng khi lớn con sẽ hết ngọng nên gia đình không cho con đi khám. Tuy nhiên, thấy tình hình vẫn không cải thiện, chị H. mới đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bé bị dính lưỡi và có chỉ định cắt.
Một trường hợp khác cũng đang chờ tại khoa để được thực hiện cắt thắng lưỡi là con trai của chị Trần Thị T. (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM). Chị T. cho biết, bé được 3,5 tuổi nhưng mới chỉ nói được vài tiếng và bị ngọng. Lo lắng chị cho con đi khám thì phát hiện bé bị dính thắng lưỡi.
TS-BS CK2 Nguyễn Văn Đẩu - Trưởng khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, thắng lưỡi là một bộ phận nằm dưới bụng lưỡi, có dạng hình tam giác. Thắng lưỡi có vai trò quan trọng trong việc vận động lưỡi và định hướng di chuyển của lưỡi. Thắng lưỡi góp phần thực hiện hoàn chỉnh khả năng bú, nuốt, phát âm của bé. Dính thắng lưỡi là di tật bẩm sinh ở trẻ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dị tật này sẽ khiến sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tật dính thắng lưỡi
Theo bác sĩ Đẩu, có nhiều lý do để phụ huynh đưa trẻ đến khám thắng lưỡi như: Trẻ sẽ được bác sĩ tại nhà bảo sanh phát hiện và gợi ý người nhà đưa đi khám, trẻ bú khó, phát hiện khi đi khám bệnh… Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp 10 – 12 tuổi trẻ mới được khám.
Thời gian lý tưởng để phẫu thuật cắt tạo hình thắng lưỡi cho bé là từ 3- 6 tháng. Vì khoảng thời gian này trẻ đủ khỏe mạnh để chịu đựng tốt tiến trình phẫu thuật và khi trẻ chưa mọc răng cửa sẽ tránh tình trạng cắn lưỡi sau phẫu thuật do lưỡi bị tê, bác sĩ Đẩu giải thích.
Để nhận biết trẻ có bị dính thắng lưỡi hay không sẽ có một số dấu hiệu sau: Nhìn trực tiếp thấy thắng lưỡi ngắn rõ; đầu lưỡi bị lõm hình trái tim, hình ách cơ; khó bú, khó nuốt; nói ngọng một số từ như th, tr, ch…; Về phát âm, nếu thắng lưỡi bị ngắn hoặc bám sai vị trí bé sẽ khó nói các từ phải đưa lưỡi xa về phía trước, phải cong lưỡi lên trên, hoặc áp lưỡi vào mặt trong răng trên, bác sĩ Đẩu thông tin thêm.
Bác sĩ Đẩu cho biết, phẫu thuật dính thắng lưỡi có thể thực hiên dưới 2 hình thức gây tê hoặc gây mê. Thông thường đa số trẻ đều được gây tê chỉ với trường hợp trẻ lớn, không hợp tác buộc bác sĩ phải thực hiện gây tê. Thắng lưỡi được cắt tạo hình bằng dao điện, thời gian thực hiện trong vòng 15 phút. Sau phẫu thuật trẻ được theo dõi trong 15 phút, có thể uống sữa lạnh hoặc nước lạnh ngay, nếu bé ổn định có thể ra về ngay.
"Thông thường sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng. Đó là diễn biến bình thường sau phẫu thuật. Vì vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng, hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài tuần", bác sĩ Đẩu lưu ý.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...