Trẻ bị viêm họng cấp nên hay không nên uống kháng sinh?
Dấu hiệu nhận biết viêm họng cấp
Điều đáng nói là khi bị viêm họng cấp không chỉ cha mẹ bị cho con dùng ngay kháng sinh mà cả các thầy thuốc.
BSCKII. Nguyễn Hồng Lạc, Trưởng khoa Nhi, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho hay, ở trẻ nhỏ, biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp thường là quấy khóc, có thể bú kém hoặc chán ăn (do đau rát họng); chảy nước mắt,mũi, chảy nhiều nước dãi nghẹt mũi, ho và sốt có thể sốt cao tới 39 - 40 độ C.
Với trẻ lớn hơn, có thể thấy họng sưng, tấy đỏ; đau họng hoặc chỉ vào miệng kêu.
Thông thường, khi thấy trẻ sốt cao, quấy khóc không rõ nguyên nhân, cha mẹ sẽ thường đưa con đi khám ngay.
Bs. Lạc cũng cho biết, chị đã gặp một trường hợp cháu bé 15 tháng tuổi gọi điện đến VOVbacsi24h với thắc mắc là cháu bé bị sốt, ho và đã đi khám. Cháu được chẩn đoán viêm mũi họng cấp và được bác sĩ kê đơn với 2 loại kháng sinh.
Gia đình đã cho cháu dùng 2 loại kháng sinh phối hợp cùng với thuốc ho theo đúng đơn của bác sĩ. Quan sát họng cháu bé qua video call , Bs. Lạc cũng cùng nhận định với chẩn đoán viêm họng cấp như sổ y bạ mẹ cháu cung cấp. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ 3, mẹ cháu cho biết cháu vẫn không thấy có dấu hiệu thuyên giảm.
Không phải cứ viêm họng cấp là cho dùng kháng sinh
Trước tình trạng đó, BS Lạc đã tư vấn mẹ tạm ngừng cho con dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng các thuốc trị triệu chứng cũng như tư vấn cách vệ sinh miệng họng, dinh dưỡng, chăm sóc trẻ phù hợp, theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ và nên cho bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám lại.
“Có đến 70 – 80% viêm họng ở trẻ em là do virus, chủ yếu là cúm mùa B, C, rhino virus và adeno virus... Với những trường hợp này thì dùng kháng sinh, kháng viêm corticoid ngay từ đầu cũng không có tác dụng, có thể gây hại lâu dài cho sức khỏe của trẻcũng như làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn”, Bs. Lạc chia sẻ.
Bs. Lạc cũng cho biết thêm, thay vì cho trẻ dùng kháng sinh như nói trên chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, bù nước và điện giải do sốt cao mất nước, vệ sinh miệng họng, dinh dưỡng tốt cũng như cách ly để trẻ được nghỉ ngơi.
Thông thường bệnh sẽ ổn định sau 3-5 ngày, tuy nhiên cần theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ để đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám đề phòng các biến chứng như viêm phổi, viêm não, màng não do virus, hoặc bội nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi, viêm phế quản...
Uống nước lá tía tô nấu chung với gừng, cơ thể bạn sẽ đón nhận những điều tuyệt vời sau...
Đây là 2 nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn đã biết công dụng của chúng khi kết hợp cùng nhau?
Đậu bắp rất tốt cho sức khỏe, nhưng với 4 nhóm người này thì ‘đại kỵ’ nên tránh xa
Đậu bắp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn đậu bắp.
Loại rau mọc đầy vườn nhà cho không ai lấy hóa ra lại là ‘nữ hoàng chống ung thư’, tốt...
Là loại rau dân dã, mọ hoang nhưng rau lang lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng phòng chống ung thư.
6 gia vị phổ biến giúp giảm lượng đường trong máu
Kết hợp các loại gia vị nhà bếp phổ biến như quế, nghệ, gừng, tỏi, ớt và đinh hương vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao.