Những nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Các chuyên gia sức khỏe trẻ em trên Mama cho biết: Thiếu máu cũng là một loại bệnh khá phổ biến ở trẻ, trong đó thiếu máu do thiếu sắt có thể nói là nhiều nhất trong các trường hợp. Vậy cụ thể những nguyên nhân nào khiến bé bị hồng cầu nhỏ?

Ảnh minh họa: Internet
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu ở trẻ em? - Ảnh minh họa: Internet

Đầu tiên phải kể đến tình trạng một số trẻ do kén ăn, hoặc thói quen ăn uống không khoa học mà bố mẹ lại không có biện pháp cải thiện hiệu quả sẽ dẫn đến thiếu chất trong cơ thể trẻ. Một trong số những nguyên tố dễ bị thiếu hụt do thực phẩm không được đa dạng hóa chính là sắt, gây ra thiếu máu ở trẻ em.

Một nguyên nhân khác gây thiếu máu ở trẻ chính là nhiễm độc chì. Trong quá trình trưởng thành, trẻ khó tránh khỏi tiếp xúc với những vật dụng có chứa chì như đồ chơi, những thanh lan can, vật liệu tô vẽ v.v… Khi bị nhiễm độc chì, trẻ cũng sẽ dễ biến chứng thiếu máu. Trường hợp này bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, điều trị để tránh nghiêm trọng hơn.

Bệnh thiếu máu bẩm sinh cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khoảng 2 đến 3 tháng tuổi. Nguyên nhân là trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ không được cung ứng đủ hàm lượng sắt dẫn đến ảnh hưởng đến nhu cầu của cả thai nhi. Nếu mẹ không biết cách bổ sung sắt phù hợp thì trẻ sinh ra cũng bị thiếu sắt mang tính sinh lý.

Trẻ bị nhiễm giun móc do thiếu vệ sinh trong ăn uống hoặc trẻ mắc bệnh thận mạn tính cũng dễ bị thiếu máu - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh giun móc cũng có thể gây thiếu máu nghiêm trọng ở trẻ. Vấn đề này đòi hỏi bố mẹ nên thận trọng trong việc giữ vệ sinh ăn uống cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ. Đặc biệt là những nguyên liệu thực phẩm tươi sống rất dễ khiến trẻ nhiễm giun móc.

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Thực tế không chỉ vấn đề thiếu máu gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe của trẻ mà một số bệnh khác như viêm thận mãn tính cũng có thể khiến trẻ bị thiếu máu, tăng nguy cơ xấu cản trở sự sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian dài cũng làm cho thành phần axit folic trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, dẫn đến thiếu máu. Nếu thật sự phải cho trẻ dùng loại thuốc này, bố mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và có biện pháp bổ sung dưỡng chất thích hợp cho trẻ.

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? 

Nếu bố mẹ phát hiện trẻ thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt thì nên thận trọng vì có thể liên quan đến vấn đề thiếu máu ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ thường bị chóng mặt, hoa mắt

Chỉ số thiếu máu ở trẻ em không những được phát hiện qua kết quả xét nghiệm mà đồng thời bạn cũng có thể căn cứ những biểu hiện điển hình để sớm đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, điều trị.

Trong đó, triệu chứng chóng mặt, hoa mắt là triệu chứng phổ biến nhất khi con người bị thiếu máu. Nếu bé nhà bạn mỗi lần đứng dậy đều bị choáng váng thì nên thận trọng, đây cũng đơn thuần là hiện tượng bị tê chân tự nhiên mà còn có thể liên quan đến thiếu máu ở trẻ.

Trẻ ăn uống kém hẳn

Nhiều người được biết rằng thiếu kẽm sẽ dẫn đến mất cảm giác ngon miệng khi ăn, nhưng thực tế thiếu sắt cũng sẽ gây ra hiện tượng này, trẻ em cũng không ngoại lệ. Khi trẻ bị thiếu máu, lượng oxi trong máu cũng giảm đi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên trẻ dễ bị tiêu hóa kém, dần dần khiến trẻ biếng ăn.

Thiếu máu dẫn đến lượng oxi cũng giảm làm ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, khiến trẻ biếng ăn nên càng dễ bị thiếu chất - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ có tinh thần và sắc mặt kém

Thiếu máu gây ra thiếu oxi nên tinh thần của trẻ cũng có thay đổi. Trẻ thường tỏ ra uể oải, dễ buồn ngủ và rất thích ngủ, nhưng chất lượng giấc ngủ lại không cao. Nếu bé nhà bạn đã đến trường thì sức tập trung của trẻ cũng giảm đi, kết quả học tập giảm sút.

Ngoài vấn đề tâm lý thì sắc mặt của trẻ bị thiếu máu cũng không hồng hào như những trẻ bình thường khác. Trẻ em khi bị thiếu máu thì sắc mặt thường vàng vọt hoặc trắng nhợt. Bố mẹ nên thường xuyên chú ý để biểu hiện cơ thể của trẻ để sớm phát hiện vấn đề và điều trị hợp lý.

Trẻ có thể chất không đạt tiêu chuẩn

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không? Thiếu máu không những gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ mà về mặt phát triển thể chất cũng ảnh hưởng không nhỏ. Trẻ bị thiếu máu trong thời gian dài sẽ xuất hiện tình trạng dinh dưỡng kém, biểu hiện rõ nhất chính là toàn thân không có sức, trẻ dễ bị mệt, chiều cao, cân nặng và quá trình phát dục cũng kém hơn bạn cùng trang lứa.

Không những vậy, thiếu máu còn làm giảm chức năng của tế bào miễn dịch, làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu nên dễ bệnh tật. Sau khi vận động còn có hiện tượng thở gấp, tim đập nhanh do các tổ chức và cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt oxi.

Người lớn nên làm gì khi trẻ bị thiếu máu?

Trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, cần phải bổ sung ăn dặm hợp lý để cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Không những cần phải quan tâm đến vấn đề trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không mà quan trọng hơn cả là biện pháp phòng ngừa cũng như cải thiện khi trẻ bị thiếu máu. Có thể nói, thiếu máu là một loại bệnh mang tính thiếu hụt dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn trẻ sơ sinh, bố mẹ nên chú trọng phòng ngừa bệnh.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nếu chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể trẻ. Lúc này, tập cho trẻ ăn dặm với một tuần tự hợp lý là điều cần thiết. Một số loại thực phẩm giàu sắt mà mẹ có thể lựa chọn cho trẻ như lòng đỏ trứng, rau củ quả nghiền, các loại đậu v.v…

Tích cực giúp trẻ cải thiện thói quen ăn uống thiếu khoa học để trẻ không kén ăn và hấp thu đa dạng các dưỡng chất cần thiết. Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Bố mẹ nên chú ý tăng cường thực phẩm giàu sắt, axit folic và vitamin B12, điển hình như gan động vật, thịt nạc, đậu nành, trứng, cá và các loại rau cải lá xanh v.v…

Nếu đã thay đổi chế độ ăn uống mà vẫn không cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị - Ảnh minh họa: Internet

Nếu sau khi cải thiện chế độ ăn uống mà tình trạng thiếu máu ở trẻ không khởi sắc, tốt nhất người lớn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ cho trẻ làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây thiếu máu và có biện pháp điều trị hợp lý. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc bổ máu cho trẻ uống vì có thể gây tác dụng phụ. 

Nguồn:

http://www.mama.cn/z/21087/

https://zhuanlan.zhihu.com/p/25155714