Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi đại tiện hơn 2 lần/ngày và trẻ nhỏ sẽ đi ít nhất nhất 3 lần/tuần. Nếu trường hợp bé đi ít hơn số lần như trên và đại tiện rất khó khăn, phân cứng, khuôn to hoặc lổn nhổn thì rất có khả năng bé đang bị táo bón. Theo đó, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì tình trạng táo bón không chỉ xảy ra một lần mà sẽ tiếp diễn trong thời gian dài.

Đặc biệt là đối với trường hợp trẻ có cơ địa nóng, hệ tiêu hóa kém cũng như bố mẹ chăm sóc không đúng cách cũng khiến tình trạng táo bón của bé kéo dài, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị táo bón để giúp con khỏe mạnh, mau chóng khỏi bệnh.


Bố mẹ cần xác định rõ nguyện nhân của việc táo bón thường xuyên ở trẻ vì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân trẻ bị táo bón thường xuyên

Các yếu tố từ bệnh lý

Tình trạng táo bón do bệnh lý thường xảy ra từ giai đoạn trẻ sơ sinh bởi các yếu tố như: Hẹp hậu môn, dị tật ở đại tràng, suy giáp trạng,... Tuy đây là những trường hợp khó xảy ra nhưng cũng không thể quá chủ quan mà bỏ qua. Theo đó, khi thấy trẻ bị táo bón thường xuyên thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như cách điều trị hợp lý. 

Các yếu tố bên ngoài

Đầu tiên, việc trẻ bị táo bón kéo dài có thể xuất phát từ việc bé ăn rau xanh, củ quả và trái cây quá ít khiến cho lượng chất xơ mất cân bằng và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, cũng có thể bố mẹ cho con ăn nhiều các thực phẩm đóng gói sẵn bởi những loại thực phẩm này có rất ít chất xơ và chủ yếu là chất đạm, chất béo có hại và nguy hiểm hơn là chất bảo quản. Lúc này, khi thức ăn vào thực quản sẽ gây khó tiêu làm việc đi đại tiện trở lên khó khăn hơn.

Ngoài ra, có thể do bố mẹ dành quá ít thời gian để quan tâm, chăm sóc con khiến cho vấn đề dinh dưỡng của bé bị mất cân bằng, thậm chí các bữa ăn của con có khi rất sơ sài và không đủ chất. Cạnh đó, nhiều bố mẹ còn suy nghĩ cứ cho con ăn nhiều thịt, cá là tốt mà quên đi sự có mặt của rau củ trong bữa ăn chính của con.

Bên cạnh đó, có một vài trường hợp trẻ vì quá mải chơi nên đã nhịn đi đại tiện. Về lâu về dài, đây sẽ trở thành một thói quen xấu, ngày càng khiến phân không thể đào thải được, thậm chí còn gây nhiễm độc ở máu.

Bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân cũng như có cách điều trị bệnh táo bón hiệu quả nhất. (Ảnh minh họa: Internet)

Một số cách điều trị tình trạng táo bón thường xuyên ở trẻ

Xây dựng một chế độ ăn uống nhiều rau xanh và trái cây cho trẻ

Rau xanh là nguồn thực phẩm rất giàu chất xơ và dưỡng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện được tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ. Theo đó, bố mẹ có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ rau xanh cho trẻ như luộc, xào, nấu canh hoặc ép nước uống.

Còn, trái cây cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và nước. Theo đó, bố mẹ nên cho con ăn nhiều trái cây để giúp cơ thể cân bằng lại các nguồn dưỡng chất. Nếu trẻ lười ăn trái cây thì bố mẹ có thể say sinh tố hoặc ép lấy nước cho con uống.

Hạn chế sử dụng đồ ăn được đóng gói sẵn

Các loại đồ ăn được đóng gói sẵn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh khác nhau bởi chúng có thể chứa rất nhiều đường hóa học, chất bảo quản và nguồn thực phẩm để chế biến mất vệ sinh,... Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế hoặc loại bỏ nó ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của con.

Rèn luyện cho bé thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày

Đi vệ sinh đúng giờ là một thói quen rất tốt giúp hệ tiêu hóa của bé trở nên tốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trong lúc đi vệ sinh bởi nó sẽ gây mất tập trung trong việc đại tiện, điều này có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. 

Bên cạnh đó, việc rèn luyện thể chất cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp hệ miễn dịch và bài tiết được tăng cường. Theo đó, bố mẹ có thể cho con chơi những trò chơi vận động có ích, chạy bộ, đi xe đẹp, tập thể dục,...