Nhiễm trùng máu có lây nhiễm không?

Bệnh nhiễm trùng máu thông thường do khuẩn bệnh hoặc điều kiện nào đó khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào tuần hoàn máu. Chính vì vậy, rất nhiều người đều cho rằng bệnh này có tính truyền nhiễm. Vậy sự thật có đúng không?

Theo các chuyên gia sức khỏe trên Mama: Bệnh nhiễm trùng máu không có tính lây nhiễm. Do vi khuẩn xâm nhập vào máu và sinh sôi, gây bệnh cấp tính hoặc do môi trường thuận lợi khiến các vi khuẩn gây bệnh phát tác.

Trẻ bị nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Vậy trẻ bị nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Mặc dù nhiễm trùng máu không truyền nhiễm nhưng nếu không phát hiện sớm và kịp thời điều trị vẫn có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ cần hiểu biết rõ về nguyên nhân cũng như biện pháp chăm sóc, chữa trị khi trẻ bị nhiễm trùng máu.

Một điểm khác cần nhấn mạnh đó chính là người bị nhiễm trùng máu càng phải chú trọng vấn đề vệ sinh cá nhân hơn. Bởi vì tuy không lây nhiễm nhưng vẫn ngoại trừ trường hợp bệnh nhân phát bệnh là do đường hô hấp gây ra.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu thì càng phức tạp hơn bởi vì nó thường thiếu những biểu hiện lâm sàng điển hình và tiến triển rất nhanh, bệnh tình thường ác tính một cách đột ngột. Cụ thể vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu?

Cảm nhiễm từ tử cung của mẹ

Khi mang thai, nếu vi khuẩn thông qua huyết dịch từ nhau thai tiến vào cơ thể thai nhi thì trẻ sơ sinh sau khi chào đời rất có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Đây là một trong những nguyên nhân đòi hỏi mẹ bầu cần chú trọng công tác kiểm tra, xét nghiệm định kỳ trong suốt thời gian mang thai.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm trùng máu và tình hình càng phức tạp hơn trong việc chăm sóc và điều trị - Ảnh minh họa: Internet

Cảm nhiễm trong quá trình sinh nở

Nếu thời gian sinh kéo dài, sinh khó hoặc vỡ màng ối sớm v.v… vi khuẩn có thể thông qua đường sinh sản do thai nhi hít phải nước ối nhiễm khuẩn, gây các chứng viêm phổi, viêm dạ dày đường ruột, viêm tai giữa, dần dần tiến triển thành nhiễm trùng máu.

Cảm nhiễm sau sinh

Sau khi bé chào đời, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu từ niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiểu v.v… Ngoài ra, rốn của trẻ sơ sinh cũng là con đường dễ khiến khuẩn bệnh xâm nhập gây bệnh.

Nhiễm trùng máu ở trẻ lớn

Ngoài những trường hợp của trẻ sơ sinh thì còn những nguyên nhân nào khác khiến trẻ bị nhiễm trùng máu?

Một trong những nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng máu chính là vi khuẩn xâm nhập vào tuần hoàn máu - Ảnh minh họa: Internet

Vi khuẩn xâm nhập

Một trong những nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng máu chính là do vi khuẩn xâm nhập vào máu huyết tạo thành. Trẻ nhỏ hiếu động nên càng dễ bị thương, nếu vết thương không được xử lý kịp thời và đúng cách thì vi khuẩn thông qua đây sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng. Chính vì vậy, bố mẹ không nên xem nhẹ các vết thương dù nhỏ nhất.

Các bệnh mạn tính và hệ miễn dịch kém

Khi trẻ mắc các bệnh mạn tính và đặc biệt là bệnh về máu hay thiếu dinh dưỡng thì càng dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn, gây ra nhiễm trùng máu. Tuy vậy, không phải 100% sẽ phát bệnh mà còn liên quan đến nhiều nhân tố khác, trong đó trực tiếp và điển hình nhất là khả năng miễn dịch của trẻ yếu kém nên không chống lại được khuẩn bệnh.

Các bệnh mạn tính nhất là bệnh về máu hoặc do chức năng miễn dịch kém cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng máu - Ảnh minh họa: Internet

Do sử dụng thuốc

Nếu trẻ sử dụng thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch thì các tế bào trong cơ thể sẽ sinh ra biến hóa, bạch cầu giảm đi, vi khuẩn phát tán nhanh và dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng máu. Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, bố mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc khắt khe hơn, kể cả vấn đề vệ sinh, ăn uống, dùng thuốc.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu

Để có thể sớm phát hiện trẻ bị nhiễm trùng máu, bố mẹ cần lưu ý những triệu chứng ở giai đoạn đầu để sớm đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, điều trị. Tuyệt đối không chủ quan để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng và sinh ra nhiều biến chứng.

Khả năng phản ứng của trẻ thấp

Một trong những dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu chính là năng lực phản ứng của trẻ kém hơn so với những bạn cùng trang lứa, đồng thời trẻ cũng trở nên ủ rũ, không có tinh thần và sức sống. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu khiến cho sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.

Nhiễm trùng máu khiến các hệ thống trong cơ thể bị ảnh hưởng, trẻ biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng nên thấp bé nhẹ cân - Ảnh minh họa: Internet

Thể trọng của trẻ không tăng

Khi bị nhiễm trùng máu, các hệ thống trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, dẫn đến hệ tiêu hóa xuất hiện dị thường, trẻ ăn ít, dinh dưỡng không đầy đủ nên khiến trẻ thấp bé nhẹ cân.

Thân nhiệt của trẻ bất thường

Nhiễm trùng máu còn gây ra tình trạng tay chân lạnh ở trẻ. Các chuyên gia sức khỏe cho biết đây là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh mà bố mẹ cần chú ý để sớm phán đoán bệnh tình của trẻ.

Trẻ bị nhiễm trùng máu thường uể oải, ít vận động do năng lượng cơ thể bị tiêu hao quá nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ ít vận động

Trẻ nhỏ thông thường đều sẽ hiếu động, tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh. Nhưng nếu bé nhà bạn tỏ ra lười hoạt động và có trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống thì hãy cảnh giác. Đây rất có thể là biểu hiện trẻ bị nhiễm trùng máu do năng lượng của cơ thể bị tiêu hao quá nhiều.

Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị nhiễm trùng máu

Khi trẻ bị nhiễm trùng máu, cách trị liệu thông thường trước hết chính là bổ sung các loại vitamin và các chất cần thiết cho trẻ để cải thiện thể chất yếu kém. Đồng thời, điều trị vi khuẩn cần phải sử dụng kháng sinh, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Trẻ bị nhiễm trùng máu được chỉ định dùng kháng sinh và các thuốc khác, đồng thời chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế của mỗi trẻ, bác sĩ sẽ kết hợp kháng sinh với thuốc khác. Nếu quá trình này xuất hiện các tổn thương mưng mủ, cần phải kịp thời có biện pháp xử lý để hút dịch mủ và điều trị vết thương lành lặn.

Quá trình chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng máu cũng đòi hỏi chú trọng dinh dưỡng, giúp trẻ bù lại lượng protein tiêu hao nhanh. Những thực phẩm lý tưởng cho trẻ như cá, tôm, táo tàu, rau lá xanh và các sản phẩm từ sữa. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa và mỗi lần chỉ ăn ít để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Chú ý giữ ấm cho trẻ đúng cách vì khi bị nhiễm trùng máu, trẻ dễ bị giảm thân nhiệt. Đồng thời công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng vô cùng quan trọng, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và phát sinh các bệnh khác.

Nguồn:

http://www.mama.cn/z/45987/

http://www.mama.cn/z/45380/