Trẻ bị ho nên ăn gì?
Thực phẩm nên dùng khi trẻ bị ho
Món ăn nóng, dễ tiêu: Trong lúc bị ho, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo… để đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.
Vitamin C: Là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, các loại quả có tính axit như cam, chanh, quýt... có thể gây kích thích các mô bị viêm trong cổ họng.
Thay vào đó, mẹ nên bổ sung vitamin C cho bé bằng các loại canh nấu bằng cà chua, cải xanh, cải bắp... Ngoài ra, các vitamin nhóm A, D, B và E có trong rau bina, cà rốt, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu... cũng rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ trong những ngày trẻ bị ho, sốt.
Cung cấp đủ nước: Khi bị ho, sốt, cơ thể tăng tiết mồ hôi, lượng nước và chất điện giải (muối) có thể mất qua đường mồ hôi, hô hấp... Vì vậy, mẹ nên bổ sung đầy đủ nước cho bé. Ngoài việc cho trẻ uống nước lọc, cha mẹ và người chăm sóc có thể cho trẻ uống nhiều nước rau, nước trái cây ép, sữa...
Thực phẩm nên tránh
Đồ ăn lạnh bao gồm kem, nước ngọt… có thể làm khô lớp niêm mạc của ống hô hấp và đồng thời khiến cho nhạy cảm hơn với tình trạng viêm nhiễm nên gây ra phản ứng ho.
Đồ ăn lạnh gây tình trạng kích ứng ho.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ trong các món chiên xào cũng sẽ gây ra tình trạng kích ứng và ho nhiều hơn mức bình thường. Ngoài ra thì những món ăn nhiều dầu mỡ còn gây ra khó tiêu, đồng thời tăng gánh nặng cho dạ dày và khiến hệ tiêu hóa bị kém đi. Điều này dẫn đến tình trạng tiết ra nhiều dịch đờm hơn và làm trẻ ho nặng hơn mức bình thường.
Đồ ăn ngọt: Bánh kẹo ngọt sẽ dễ gây kích ứng với cổ họng, đờm đọng... dẫn tới tình trạng ho của bé lâu thuyên giảm. Vì vậy, trong khi bị ho, trẻ không nên ăn những loại đồ ăn ngọt.
Cho trẻ ăn thế nào cho đúng?
Trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế, trước khi cho trẻ ăn, nên cho uống 1 chút nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và hạn chế tình trạng bị nôn khi ăn.
Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở trẻ, không bị kích thích ho nhiều. Nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần.
Không ép trẻ ăn khi trẻ đang ho, khó để phòng bị sặc.
Lúc bình thường, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng lúc trẻ ho có thể tăng từ 8 -10 lần/ngày, mỗi lần ăn một ít, do đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn 1 lần.
Tuyệt đối khi trẻ đang ho, khóc, không được ép trẻ ăn, uống bởi việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản thức ăn, nước uống dẫn đến sặc, hóc dị vật và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...