Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Đây là lo lắng của không ít bà mẹ lần đầu nuôi con nhỏ. Nhất là khi 6 tháng tuổi, trẻ lần đầu làm quen với thức ăn lạ ngoài sữa mẹ nên việc này càng cần phải cẩn trọng hơn.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Đây là lo lắng của không ít bà mẹ lần đầu nuôi con nhỏ - Ảnh: Internet

Thông thường gián đoạn cho trẻ ăn dặm bắt đầu khi trẻ được 5-6 tháng. Đây là giai đoạn thích hợp để trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài. Mẹ có thể kết hợp việc cho con bú với việc chế biến những món ăn dặm thích hợp cho con xen kẽ nhau.

Tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm cho con cũng như số lượng ăn bao nhiêu cần được tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn khá non nớt chưa hoàn thiện hoàn toàn và cũng chưa sẵn sàng để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm lạ từ ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Vậy trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm:

Các nguyên tắc khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

- Lựa chọn thật kỹ thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Không được ép bé ăn dặm trong giai đoạn này bởi đây chỉ là giai đoạn làm quen với tác phẩm ngoài sữa mẹ. Giá trị dinh dưỡng chủ yếu vẫn nhận từ sữa mẹ.

- Nên bắt đầu cho con ăn từ món loãng rồi chuyển đến đặc dần, từ ít tới nhiều.
- Nếu mẹ chọn bột dinh dưỡng thì nên bắt đầu làm quen với bột ngọt, sau 2-4 tuần thì chuyển sang bột mặn. Mẹ cũng có thể kết hợp bột ăn dặm với các rau củ tươi sống nhưng phải lựa chọn thật kỹ loại nào thích hợp với con trong giai đoạn này.

Không được ép bé ăn dặm trong giai đoạn này bởi đây chỉ là giai đoạn làm quen với tác phẩm ngoài sữa mẹ. Giá trị dinh dưỡng chủ yếu vẫn nhận từ sữa mẹ - Ảnh: Internet

- Đảm bảo ăn 2-3 bữa/ngày.

- Trong suốt thời kỳ ăn dặm phải có đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Tinh bột, đạm, chất béo, chất đạm.

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì?

Như trên đã nói, việc lựa chọn thực phẩm cho bé giai đoạn này rất quan trọng bởi đây là bước đầu bé làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ. Dưới đây là những nhóm thực phẩm bé 6 tháng tuổi có thể ăn được.

- Nhóm tinh bột: Thường là gạo xay có thể nấu cháo trắng cho bé ăn cho đến khi bé được 1 tuổi.

- Nhóm chất đạm: Thịt nạc, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, đậu Hà Lan... Khi bé được 7 tháng mẹ có thể bổ sung thêm cá, tôm... tuy nhiên nên thử nếu bé có cơ địa dễ dị ứng.

- Nhóm chất béo: Mỡ động vật hay dầu thực vật như dầu oliu đều rất tốt cho bé.

- Nhóm chất xơ và vitamin: Các loại rau xanh và củ quả.

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn 2 bữa/ngày. Trong khi cho trẻ ăn dặm mẹ vẫn tiếp tục cho con bú mẹ bình thường. Nên tăng từ từ số lượng bữa ăn cho trẻ. Để trẻ phát triển tốt nhất nên cho trẻ bú 3-4 lần mỗi ngày và 2 bữa ăn dặm rồi từ từ tăng lên 3-4 bữa ăn dặm khi gần 1 tuổi.

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn 2 bữa/ngày. Trong khi cho trẻ ăn dặm mẹ vẫn tiếp tục cho con bú mẹ bình thường. Nên tăng từ từ số lượng bữa ăn cho trẻ - Ảnh: Internet

Nên cho trẻ ăn dặm từ lúc 6 tháng theo cách thức làm quen dần, không nên áp dụng một cách cứng nhắc và đẩy nhanh quá trình. Mỗi trẻ sẽ có một cơ địa khác nhau. Cỏ trẻ chịu hợp tác ngay từ đầu nhưng vẫn có trẻ không chịu. Mẹ nên lưu ý kỹ và không nên ép buộc trẻ, nên thử lại với trẻ sau 1-2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Một thực đơn ăn dặm đa dạng và phong phú sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng và có hứng thú hơn khi bắt đầu làm quen với thức ăn bên ngoài. Vì vậy mẹ có thể chú ý đến những sở thích của con mà có thể lựa chọn cho bé thực đơn phù hợp.

Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến được các mẹ áp dụng là: Ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng của mỗi gia đình cũng như sở thích của bé. Bài viết sẽ giới thiệu đến 2 phương pháp phổ biến là ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu truyền thống.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Ăn dặm kiểu Nhật cũng khá phù hợp với trẻ em Việt nên có rất nhiều mẹ lựa chọn phương pháp này. Ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm như: giúp trẻ ăn thô sớm, làm quen với mùi vị từng loại thức ăn riêng biệt, bé có thói quen tự lập sớm.

Ăn dặm kiểu Nhật cũng khá phù hợp với trẻ em Việt nên có rất nhiều mẹ lựa chọn phương pháp này. Ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm như: giúp trẻ ăn thô sớm, làm quen với mùi vị từng loại thức ăn riêng biệt, bé có thói quen tự lập sớm - Ảnh: Internet

Khi mới bắt đầu ăn dặm, bé sẽ được ăn cháo chín nấu nhuyễn với tỉ lệ 1 gạo: 10 nước và sẽ bớt nước dần khi trẻ lớn hơn.

Thực phẩm sẽ không được trộn lẫn vào cháo mà chế biến theo từng món riêng biệt và để ra từng chén riêng. Điều này sẽ giúp bé có thể nhận biết được mùi vị cụ thể từng loại thức ăn cũng như giúp mẹ nhận biết được bé thích ăn món nào và dị ứng với món nào.

Mỗi bữa ăn phải đảm bảo được 4 nhóm dinh dưỡng chính và phải luôn thay đổi nguyên liệu. Phương pháp này hơi cầu kỳ một chút nhưng lợi ích thu được sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Gợi ý một số thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Cháo rau bina

Nguyên liệu: 2 muỗng cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước, 2 thìa cà phê rau bina, 1 thìa cà phê dầu oliu.

Cách làm: Rửa sạch rau bina rồi luộc chín. Nghiền nhỏ rồi lọc qua rây.

Cháo trắng sau khi nấu chín thì thêm rau bina vào, cho thêm dầu ăn rồi đun sôi một lúc là được.

Cháo rau bina- - Ảnh: Internet

Cháo cà rốt

Nguyên liệu: 2 muỗng cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước, 1 củ cà rốt, 1 thìa cà phê dầu oliu.

Cách làm: Rửa sạch cà rốt rồi luộc chín. Nghiền nhỏ rồi lọc qua rây, lấy khoảng 1 thìa cà rốt nghiền.

Cháo trắng sau khi nấu chín thì thêm cà rốt vào, cho thêm dầu ăn rồi đun sôi một lúc là được.

Gợi ý một số thực đơn ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay. Với cách chế biến kiểu truyền thống mẹ sẽ nấu cháo trắng kết hợp với các nhóm thực phẩm như rau, củ, thịt... Mọi thứ đều được băm nhuyễn rồi nấu và lọc qua rây.

Tùy vào thời gian của mẹ nhiều hay ít mẹ có thể nấu chung cháo và thực phẩm đã xay nhuyễn cho con hay có thể chế biến riêng để giữ được nhiều chất nhất cũng như cháo sẽ có mùi vị thơm ngon hơn. Nên thường xuyên thay đổi các nhóm thực phẩm để trẻ không bị nhàm chán cũng như tăng chất dinh dưỡng đa dạng cho trẻ.

Cháo thịt bò măng tây

Nguyên liệu: Nửa bát cháo trắng, 1 cây măng tây, 10g thịt bò, 1 tép tỏi nhỏ, thìa cà phê dầu oliu.

Cháo thịt bò măng tây - Ảnh: Internet

Cách làm: Rửa sạch măng tây, cắt khúc phần non.

Thịt bò băm nhuyễn. Bắc chảo dầu ăn lên bếp, phi tỏi cho thơm rồi cho thịt bò, măng tây vào đảo đều đến khi chín thì tắt bếp. Đợi nguội rồi mang đi xay nhuyễn.

Nấu cháo chín rồi cho hỗn hợp trên vào đun, khuấy đều vài phút rồi tắt bếp.

Cháo tôm, rau chân vịt

Nguyên liệu: Nửa bát cháo trắng, 1 nắm rau chân vịt, 3 con tôm, thìa cà phê dầu oliu.

Cách làm: Tôm bóc vỏ, làm sạch hết gân đen ở lưng, rau rửa sạch.

Băm nhỏ hoặc xay tôm, rau chân vịt để riêng.

Xào tôm trước rồi cho cháo vào nấu, để lửa nhỏ liu rui cho tôm mềm. Khi gần chín mới cho rau chân vịt vào. Khuấy đều, đợi 2 phút cho cháo chín mềm là được. Khi ăn để an tâm mẹ có thể cho cháo ra rây lọc cặn rồi mới cho trẻ ăn.

Cháo tôm, rau chân vịt - Ảnh: Internet

Hi vọng với những chia sẻ ở trên, mẹ đã biết cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào cho đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ. Mẹ nên nhớ kỹ trong giai đoạn này, bé ăn dặm chỉ là bữa phụ. Bữa chính vẫn là sữa mẹ. Vì thế hãy chú ý đến việc cho con bú đủ để đảm bảo sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ.